ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG ẢNH ĐỘNG NHÃN ĐỒ VÀ NGHIỆM PHÁP LẮC ĐẦU CÓ GHI HÌNH TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ TIỀN ĐÌNH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Trần Phương Nam1, Lê Chí Thông1, , Dương Mạnh Đạt1, Phan Ngô Huy1, Lê Viết Thanh1
1 Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang trên 70 bệnh nhân đến khám vì chóng mặt và được thực hiện các nghiệm pháp tiền đình, đo VNG và vHIT tại Bệnh viện Trung ương Huế từ ngày 1 - 31/8/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 54 ± 13,1, nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 40 đến 60 tuổi với 45,7%. Nữ giới chiếm đa số. Chóng mặt có yếu tố khởi phát chiếm tỷ lệ 64,3%.  Rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm tỉ lệ 65,7%, rối loạn tiền đình trung ương chiếm tỉ lệ 31,4%.
Bệnh lý tiền đình ngoại biên gặp nhiều nhất là BPPV (67,5%), bệnh lý Ménière (21,7%).
Bệnh lý tiền đình trung ương gặp nhiều nhất là Migraine tiền đình (77,3%). Có sự khác biệt sự phân bố theo tính chất khởi khởi phát của triệu chứng chóng mặt và choáng váng ở hai nhóm nguyên nhân ngoại biên và nguyên nhân trung ương. Phần trăm suy giảm chức năng tiền đình ở nhóm nguyên nhân ngoại biên là 16,3  ± 9,2 và nhóm nguyên nhân trung ương là 4,3 ± 3,5%. Kết luận: Thăm dò chức năng tiền đình với VNG và vHIT là hữu ích và cần thiết trong thăm khám và chẩn đoán bệnh lý rối loạn tiền đình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Lê Trung Hiếu (2023), "Tổng quan về đánh giá chức năng tiền đình định lượng", Thần kinh học Việt Nam, 37, tr. 41 - 48.
2. Nguyễn Thị Huyền, Lương Thị Thu Hà (2022), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân chóng mặt ngoại biên tại Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương", Tạp chí Y học Việt Nam, 518(2), tr. 199 - 203.
3. Lê Minh Kỳ, Đồng Thị Như Quỳnh, Trần Phương Thanh et al. (2021), "Vai trò ảnh động nhãn đồ (VNG) trong chẩn đoán rối loạn tiền đình", Tạp chí Y học Việt Nam, 509(2), tr. 131 - 135.
4. Barin K. (2019), "Estimating loss of canal function in the video head impulse test (vHIT)", J Vestib Res, 29(6), pp. 295-307.
5. Bisdorff Alexandre, Von Brevern Michael, Lempert Thomas et al. (2009), "Classification of vestibular symptoms: towards an international classification of vestibular disorders", Journal of Vestibular Research, 19(1-2), pp. 1-13.
6. Brandt Thomas, Marianne Dieterich, Michael Strupp (2023), Vertigo and Dizziness : Common Complaints, Third Edition, Springer, New York.
7. Dispenza Francesco, Aessandro De Stefano (2015), "Textbook of Vertigo : Diagnosis & Management", Jaypee Brothers Medical
8. Drachman David A, Hart Cecil W (1972), "An approach to the dizzy patient", Neurology, 22(4), pp. 323-323.
9. El Khiati R., Tighilet B., Besnard S. et al. (2023), "Vestibular Disorders and Hormonal Dysregulations: State of the Art and Clinical Perspectives", Cells, 12(4).
10. ElSherif M., Reda M. I., Saadallah H. et al. (2018), "Video head impulse test (vHIT) in migraine dizziness", J Otol, 13(2), pp. 65-67.
11. Gopinath B., McMahon C. M., Rochtchina E. et al. (2009), "Dizziness and vertigo in an older population: the Blue Mountains prospective cross-sectional study", Clin Otolaryngol, 34(6), pp. 552-6.
12. Hulse R., Biesdorf A., Hormann K. et al. (2019), "Peripheral Vestibular Disorders: An Epidemiologic Survey in 70 Million Individuals", Otol Neurotol, 40(1), pp. 88-95.
13. Hung S. H., Xirasagar S., Dang L. H. et al. (2023), "Trends in the incidence of peripheral vestibular disorders: a Nationwide population-based study", Front Neurol, 14, pp. 1322199.
14. Kang W. S., Lee S. H., Yang C. J. et al. (2016), "Vestibular Function Tests for Vestibular Migraine: Clinical Implication of Video Head Impulse and Caloric Tests", Front Neurol, 7, pp. 166.
15. Mandegari M., Samiminia F., Baradaranfar M. et al. (2022), "The Efficacy of Combined VHIT and VNG in the Diagnosis of Vertigo Caused by Meniere's Disease", Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 74(Suppl 3), pp. 4298-4305.
16. Moideen A., Konkimalla A., Tyagi A. K. et al. (2023), "Cross-Sectional Analysis of Videonystagmography (VNG) Findings in Balance Disorders", Cureus, 15(2), pp. e34795.
17. Muncie Herbert L, Sirmans Susan M, James Ernest (2017), "Dizziness: approach to evaluation and management", American family physician, 95(3), pp. 154-162.
18. Neuhauser H. K. (2016), "The epidemiology of dizziness and vertigo", Handb Clin Neurol, 137, pp. 67-82.
19. Omron R. (2019), "Peripheral Vertigo", Emerg Med Clin North Am, 37(1), pp. 11-28.
20. Parker Ian Gerard, Hartel Gunter, Paratz Jennifer et al. (2019), "A systematic review of the reported proportions of diagnoses for dizziness and vertigo", Otology & Neurotology, 40(1), pp. 6-15.
21. Sanjay Kumar Gupta (2015), "Prevalence of Vertigo in Different Age Groups and Common Butterfly Patterns in Electronystagmography in Central India: A Retrospective Study", Journal of Dental and Medical Sciences, 14(5 Ver. III), pp. 13 - 20.
22. Staab Jeffrey P, Eckhardt-Henn Annegret, Horii Arata et al. (2017), "Diagnostic criteria for persistent postural-perceptual dizziness (PPPD): Consensus document of the committee for the Classification of Vestibular Disorders of the Bárány Society", Journal of Vestibular Research, 27(4), pp. 191-208.
23. Strupp M., Brandt T. (2013), "Peripheral vestibular disorders", Curr Opin Neurol, 26(1), pp. 81-9.
24. Strupp Michael, Brandt Thomas (2008), "Diagnosis and treatment of vertigo and dizziness", Deutsches Ärzteblatt International, 105(10), pp. 173.
25. Uijttewaal M. C. , van Leeuwen R.B., Colijn C. et al. (2024), "Course of Duration and Trigger Factors of Vertigo Attacks in Patients with Benign Recurrent Vertigo, Menière's Disease, or Vestibular Migraine", Audiol Neurootol, 29(1), pp. 49-59.