Hình thái lâm sàng, vi sinh viêm ống tai ngoài do nấm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả hình thái lâm sàng và vi sinh của viêm ống tai ngoài do nấm tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu gồm 50 bệnh nhân ung thư tuyến giáp được chẩn đoán viêm ống tai ngoài do nấm điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 08 năm 2023. Phương pháp: Tiến cứu mô tả chùm ca bệnh. Kết quả: Tuổi trung bình 54,48. Tỷ lệ nam 58%; nữ 42%. Triệu chứng lâm sàng: ngứa tai (96%), ù tai (34%), đau tai (34%). Hình thái: đa số mạn tính (82%). Triệu chứng lâm sàng thể cấp tính: ngứa tai và đau tai (100% ); thể mạn tính: ngứa tai (100%), đầy tai (29,3%). Tổn thương chủ yếu ở ống tai (60%), kết hợp màng nhĩ và ống tai (40%). Biến chứng thủng màng nhĩ (2%). Màu sắc của bệnh tích trong ống tai: Màu trắng đục (60%) do Aspergillus Terreus, màu đen do Aspergillus Niger (30%), màu trắng tuyết do Candida (10%). Chủng nấm: Aspergillus Terreus (50%), Aspergillus Niger (34%) và Aspergillus Flavus (4%), Candida (8%), khác (4%).
Từ khóa
Nấm ống tai, đặc điểm vi sinh, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Adoubryn, K.D. (2013), "Epidemiology of otomycoses at the University Hospital of Yopougon Abidjan-Ivory Coast". J Mycol Med, pp. 134-137.
3. Blanca Regina de la Paz Cota, Pedro Pablo Cepero Vega, Juan José Matus Navarrete (2018), "Efficacy and safety of eberconazole 1% otic solution compared to clotrimazole 1% solution in patients with otomycosis", Am J Otolaryngol. 39(3), pp. 307-312.
4. Huỳnh Khắc Cường (2020), “Acid acetic for otitis externa”, Hội nghị khoa học thường niên 2020. Chuyên đề Tai Mũi Họng và Phẫu Thuật Đầu - Cổ, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 44-54.
5. Nguyễn Tiến Hải (2013), “Nghiên cứu hình thái lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nấm ống tai”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr. 14-25.
6. Nguyễn Cảnh Lộc (2018),” Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài”, Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Huế, tr 7-10.
7. Phạm Kim Băng Tâm, Nguyễn Ngọc Vinh, Trần Thị Thu Hà (2019), “Khảo sát tình hình bệnh lý tai mũi họng của bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại Phòng khám Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn năm 2019”, Bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 34-40.
8. Nguyễn Tư Thế, Hồ Mạnh Hùng, Nguyễn Cảnh Lộc (2018),” Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ống tai ngoài” - Tạp chí Y dược học tập 8, số 6, tr. 68-75.