ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT CẮT AMIDAN BẰNG DAO ĐIỆN LƯỠNG CỰC TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 7
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sau phẫu thuật cắt amidan bằng dao điện lưỡng cực tại bệnh viện Quận 7 năm 2023.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân (37 BN) đến khám và điều trị tại phòng khám tai mũi họng bệnh viên Quận 7 sau đó được phẫu thuật cắt amidan viêm mạn tính bằng dao lưỡng cực. Kết quả và bàn luận: Tỷ lệ nam:nữ = 1,85:1; độ tuổi trung bình: 22, thường gặp nhất là nhóm 15-40 tuổi; nhóm bệnh nhân ở quận 7 chiếm tỉ lệ cao nhất 51,4%. Về đặc điểm lâm sàng: lý do nhập viện thường gặp nhất ở bệnh nhân viêm amidan mạn tính là nuốt vướng (41%); triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là amidan quá phát chiếm 72,9%. Về đặc điểm amidan:amidan quá phát độ 3 chiếm khoảng 51,35 %, còn lại amidan quá phát độ 2, 4 lần lượt là 27,03% và 21,62% Thời gian phẫu thuật trung bình 25 +/- 8 phút. Mức độ chảy máu sau mổ: ghi nhận 2 ca trong 37 trường hợp chảu máu muộn (sau 24h), chiếm 5,4%. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS: ngày 1 là 5,41, ngày 7 chỉ 1,65 sau phẫu thuật.Thời gian lành thương sau mổ: trung bình 12,24 +/4,5 ngày. Kết luận: Viêm amidan mạn tính được phẫu thuật bằng dao điện lưỡng cực cho kết quả tốt tại tuyến y tế cơ sởTỷ lệ chảy máu sau mổ ít, mức độ lành thương của hố amidan sau mổ kéo dài. Mức độ đau sau phẫu thuật được cải thiện hơn, chủ yếu đau ngày đầu sau mổ.
Từ khóa
phẫu thuật cắt amidan, dao điện lưỡng cực
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Tuấn Sơn (2012). Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị của phương pháp cắt amidan bằng dao điện đơn cực. Đại học Y Hà Nội.
3. Shah SA, Ghani R (2006). Comparison of posttonsilectomy pain using the ultrasonic scalpel, coblator, and electrocautery. Otolaryngology - Head and Neck Surgery, 134:106–13
4. Bùi Thế Sáu (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của biến chứng chảy máu sau cắt Amidan được xử trí tại bệnh viện tai mũi họng Trung ương. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Thủy (2004). Nhận xét về tình hình chảy máu sau cắt Amidan tại bệnh viện Tai mũi họng Trung ương từ 2001-2003. Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
6. Lý Xuân Quang, Phạm Kiên Hữu (2007). Đánh giá kết quả sử dụng dao mổ siêu âm trong cắt Amidan. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh (11). Phụ bản 1 tr 5-8.
7. Richard Schmidt (2007). Complications of tonsillectomy, a comparision of techniques. Arch otolaryngol head and neck surg. 133(9),925-928.
8. Birring S, Passant C, Patel R (2004). Chronic tonsillar enlargement and cough: preliminary evidence of a novel and treatable cause of chronic cough”. Eur Respir J. 2004 Feb;23(2):199-201
9. Trịnh Đình Hoa, Nguyễn Đình Bảng (2004). Đánh giá kết quả kỹ thuật cắt amidan bằng đông điện lưỡng cực bipolar ở trẻ em. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 8. Tr 65-66.
10. Huỳnh Thị Kim Cương, Nguyễn Triều Việt, Dương Hữu Nghị (2019). Đánh giá kết quả cắt amiđan viêm mạn tính bằng dao điện lưỡng cực tại Bệnh viện tai mũi họng và Bệnh viện đại học Y dược Cần Thơ năm 2018 – 2019. Tạp chí y dược học cần thơ – số 19/2019
11. Thái Phương Phiên. (2013) Đánh giá kết qủa điều trị của phẫu thuật cắt amidan bằng điện cao tần lưỡng cực ở người lớn. Luận án chuyên khoa cấp II chuyên ngành TMH.
12. Zorik (2016). Prospective comparative study of pulsed-electron avalanche knife (PEAK) and bipolar radiofrequency ablation (coblation) pediatric tonsillectomy and adenoidectomy. American journal of otolaryngology. Vol 27, p 528-533.
13. Academy of American Family Physician (2019): Tonsillectomy in Children: AAO-HNS Updates Guideline.
14.Xiaotong Lu (2019). Correlation between Brodsky Tonsil Scale and Tonsil Volume in Adult Patients
15. Kuskonmaz CS (2023). Correlation between Malocclusions, Tonsillar Grading and Mallampati Modified Scale: A Retrospective Observational Study
16. Elsherif, H. and Elzayat, S. (2020) Bipolar Radiofrequency (RF) in Pediatric Tonsillectomy: A Prospective Controlled Study. International Journal of Otolaryngology and Head & Neck Surgery, 9, 124-132.