KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH DÂY THANH QUA NỘI SOI ỐNG MỀM TRÊN BỆNH NHÂN KHÀN TIẾNG TẠI BỆNH VIỆN 30-4

Hương Phạm Thanh1, , Nguyễn Đình Chinh1, Chu Thị Phương Thảo1, Lê Duy Thanh1
1 Bệnh viện 30-4

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khàn tiếng là một triệu chứng phổ biến, chiếm từ 3% đến 9% dân số trưởng thành [6]. Nội soi thanh quản ống mềm có thể phát hiện sớm các bất thường ở dây thanh. Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh dây thanh qua nội soi ống mềm trên bệnh nhân khàn tiếng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, thực hiện tại Bệnh viện 30-4 từ 1/2024 đến 9/2024 trên 126 bệnh nhân khàn tiếng. Kết quả: Nam: 54%, nữ: 46%. Nhóm trong độ tuổi lao động, thời gian khàn tiếng < 1 tháng, khàn tiếng mức độ nhẹ chiếm đa số. Lí do vào viện phổ biến nhất là khàn tiếng: 46%. Sung huyết là tổn thương hay gặp nhất (82,5%). Liên quan giữa mức độ khàn tiếng và thời gian mắc bệnh, giữa mức độ khàn tiếng và tổn thương dây thanh, giữa lí do vào viện và hình ảnh nội soi dây thanh có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Mức độ khàn tiếng, thời gian mắc bệnh, lí do vào viện giúp gợi ý hình ảnh tổn thương dây thanh, từ đó có chẩn đoán phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hoàng Vân Anh (2022). Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh dây thanh qua nội soi hoạt nghiệm thanh quản ở bệnh nhân khàn tiếng tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 09/2020 đến tháng 06/2021, tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam số 65-58, tr 57- 64.
[2] Hồ Minh Duyên (2014). Khảo sát các bất thường qua nội soi thanh quản ở bệnh nhi khàn tiếng. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
[3] Phạm Thanh Hương (2020). Khảo sát hình ảnh bất thường dây thanh trên trẻ em khàn tiếng tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[4] Hoàng Long (2018). So sánh kết quả hoạt nghiệm thanh quản của những bệnh lý lành tính dây thanh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn năm 2016 -2018. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[5] Banjara H., et al. (2012). Demographic and videostroboscopic assessment of vocal pathologies. Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 64 (2), pp. 150-157. https://doi.org/10.1007/s12070-011-0451-z - DOI
[6] Carding P. (2003).Voice pathology in the United Kingdom. Bmj, 327 (7414), pp. 514-515. https://doi.org/10.1136/bmj.327.7414.514 - DOI
[7] Devadas U., et al. (2017). Prevalence and Risk Factors of Voice Problems Among Primary School Teachers in India. J Voice, 31(1), pp.117.e111-117.e110. https://doi.org/10.1016/j.jvoice.2016.03.006 - DOI
[8] Kiakojoury K., et al. (2014). Etiologies of Dysphonia in Patients Referred to ENT Clinics Based on Videolaryngoscopy. Iran J Otorhinolaryngol, 26 (76), pp. 169-174. PMID: 25009807; PMCID: PMC4087856.
[9] Martins R. H., et al. (2012).Dysphonia in children. J Voice, 26(5), pp. 674.e617-620. https://doi.org/10.1016/j.jvoice.2012.03.004
[10] Preciado-López J., et al. (2008). Epidemiological study of voice disorders among teaching professionals of La Rioja, Spain. J Voice, 22 (4), pp. 489-508.
https://doi.org/10.1016/j.jvoice.2006.11.008 - DOI
[11] Raitiola H., et al. (2000). Symptoms of Laryngeal Carcinoma and their Prognostic Significance. Acta oncologica (Stockholm, Sweden), 39, pp. 213-216. https://doi.org/10.1080/028418600430798 - DOI