KHẢO SÁT KHOẢNG CÁCH GIỮA TRỤ ĐE VÀ CÁC CẤU TRÚC LÂN CẬN TRONG HÒM NHĨ TRÊN CT SCAN XƯƠNG THÁI DƯƠNG

Phạm Ngọc Chất1, , Bùi Thế Hưng1, Mai Thị Trâm Anh2
1 Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Học viên Bác sĩ nội trú Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trụ đe thường được chọn là mốc phẫu thuật trong các phẫu thuật điều trị các bệnh lý của tai giữa, đặc biệt là trong kĩ thuật tiếp cận ngách mặt hay còn gọi là mở hòm nhĩ từ phía sau. Mục đích chính của nghiên cứu này là để xác định sự phân bố tần suất của khoảng cách từ trụ đe đến một số cấu trúc trong hòm nhĩ trên CT scan xương thái dương bình thường để tính toán mức trung bình của dân số và độ lệch chuẩn.


Mục tiêu: Khảo sát khoảng cách từ trụ đe đến cửa sổ tròn, trần hòm nhĩ và chỗ thừng nhĩ thoát ra khỏi thần kinh mặt.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt trên 120 bệnh nhân (65 nữ, 55 nam) từ 16 tuổi trở lên, được chụp CT scan xương thái dương tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM


Kết quả: Khoảng cách trung bình từ trụ đe đến cửa sổ tròn, trần hòm nhĩ và chỗ thoát của thừng nhĩ khỏi ngách mặt lần lượt là 7,72 ± 0,46mm; 8,37 ± 1,56 mm; 10,91 ± 1,93 mm. Các khoảng cách này đa số không có mối tương quan với tuổi nhưng kết quả cho thấy các khoảng cách này ở nam lớn hơn nữ và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thông khí khác nhau của xương thái dương.


Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy khoảng cách từ trụ đe đến các cấu trúc lân cận như cửa sổ tròn, trần hòm nhĩ, chỗ thoát của thừng nhĩ ra khỏi thần kinh VII có sự biến đổi rất lớn ở các cá thể khác nhau nên giá trị trung bình không có nhiều ý nghĩa. Mức độ biến thiên này nên được báo cáo để các phẫu thuật viên có cơ sở để thực hiện các điều chỉnh trên bàn mổ mà không gây tổn thương đến cấu trúc quan trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bettman, R H, A M Appelman, A F van Olphen, et al. (2003), "Cochlear orientation and dimensions of the facial recess in cochlear implantation", ORL J Otorhinolaryngol Relat Spec, 65, (6),353-8.
2. Bielamowicz, S A, N J Coker, H A Jenkins, et al. (1988), "Surgical dimensions of the facial recess in adults and children", Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 114, (5),534-7.
3. Eby, T L (1996), "Development of the facial recess: implications for cochlear implantation", Laryngoscope, 106, (5 Pt 2 Suppl 80),1-7.
4. Han, S J, M H Song, J Kim, et al. (2007), "Classification of temporal bone pneumatization based on sigmoid sinus using computed tomography", Clin Radiol, 62, (11),1110-8.
5. Husain, M, S Khanduri, S M Faiz, et al. (2020), "Role of HRCT Temporal Bone in Pre-operative Assessment of Tegmen Height in Chronic Otitis Media Patients", J Clin Imaging Sci, 10,79.
6. Jain, S, P T Deshmukh, P Lakhotia, et al. (2019), "Anatomical Study of the Facial Recess with Implications in Round Window Visibility for Cochlear Implantation: Personal Observations and Review of the Literature", Int Arch Otorhinolaryngol, 23, (3),e281-e291.
7. Jansen, C (1972), "Posterior tympanotomy: experiences and surgical details", Otolaryngol Clin North Am, 5, (1),79-96.
8. Karatag, O, O Guclu, S Kosar, et al. (2014), "Tegmen height: preoperative value of CT on preventing dural complications in chronic otitis media surgery", Clin Imaging, 38, (3),246-8.
9. Pendem, S K, R Rangasami, R K Arunachalam, et al. (2014), "HRCT Correlation with Round Window Identification during Cochlear Implantation in Children", J Clin Imaging Sci, 4,70.
10. Behairy, E A W, M H Hamad, M Shawky, et al. (2023), "Radiological assessment of facial recess and correlation with surgical measurement in cochlear implantation", The Egyptian Journal of Otolaryngology, 39, (1),69.
11. Elkhalidy, Y (2018), "A New Simple Radiological Classification Measuring the Height of the Tegmen Tympani", Global Journal of Otolaryngology, 16
12. Hasaballah, M S,T A Hamdy (2014), "Evaluation of facial nerve course, posterior tympanotomy width and visibility of round window in patients with cochlear implantation by performing oblique sagittal cut computed tomographic scan temporal bone", The Egyptian Journal of Otolaryngology, 30, (4),317-321.
13. Mansour, S, J Magnan, H Haidar, et al. (2013), "Comprehensive and Clinical Anatomy of the Middle Ear".
14. Young, Y-S,J B Nadol (1989), "Dimensions of the Extended Facial Recess", Annals of Otology, Rhinology & Laryngology, 98, (5),336-338.