ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG NGỦ NGÁY, NGƯNG THỞ KHI NGỦ Ở TRẺ EM CÓ VIÊM V.A VÀ/HOẶC VIÊM AMIĐAN MẠN TÍNH BẰNG PHẪU THUẬT

Phan Thị Kim Tiến, Lê Thanh Thái1,
1 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các biến chứng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ ở trẻ em mắc viêm amiđan và/hoặc V.A mạn tính ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Mục tiêu nghiên cứu này là đánh giá các đặc điểm lâm sàng cũng như hiệu quả điều trị bằng phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân viêm V.A, amiđan có ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả, có can thiệp lâm sàng gồm 32 bệnh nhân có biến chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, được phẫu thuật cắt amiđan và/hoặc nạo V.A. Kết quả: Trước phẫu thuật, 32/32 bệnh nhân có cơn ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy 93,8%, đau họng 87,5%, ho 59,4%, chảy mũi 68,8%, nghẹt mũi 53,1%. Amiđan quá phát độ III chiếm tỉ lệ cao nhất 50% và V.A quá phát độ II chiếm 40,6%, độ tuổi trung bình là 6,3 ± 2,5, nam nhiều hơn nữ, AHI trung bình là 8,67 ± 6,11. Mức độ AHI và ngủ ngáy có mối liên quan với độ quá phát amiđan và V.A. Sau phẫu thuật, ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ đều được cải thiện. Kết luận: Các biến chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ ở trẻ cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời, và phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A có hiệu quả tốt.

Chi tiết bài viết

Author Biography

Lê Thanh Thái, Trường Đại học Y Dược Huế

Trưởng khoa Tai Mũi Họng - Mắt - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế

Tài liệu tham khảo

1. Phí Thị Quỳnh Anh (2020), Đánh giá khế quả điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn trên trẻ có quá phát Amydal, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), “Viêm V.A và viêm amiđan”, Bài giảng Tai Mũi Họng thực hành (Dành cho đối tượng Đại học). tr.63-67.
3. Nguyễn Tư Thế (2006), “Viêm V.A và viêm amiđan”, Giáo trình Tai Mũi Họng–Chương trình đào tạo Bác sĩ Đa khoa, tr.81-90.
4. Lâm Huyền Trân và Nguyễn Anh Tuấn (2013), “Đánh giá hiệu quả nạo V.A trong điều trị ngưng thở lúc ngủ và ngáy ở trẻ em”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 17 (1), tr.45-49.
5. Đậu Nguyễn Anh Thư (2013), “Vai trò của thang điểm EPWORTH, thang điểm ngáy và BMI trong tầm soát ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 17 (1), tr.64-69.
6. Acharya K., Bhusal C. L. và Guragain R. P. (2010), "Endoscopic grading of adenoid in otitis media with effusion", JNMA J Nepal Med Assoc. 49(177), tr. 47-51.
7. Bhattacharjee R., Kim J., Kheirandish-Gozal L. and Gozal D., (2011), Obesity and obstructive sleep apnea syndrome in children: a tale of inflammatory cascades, Pediatr Pulmonol. 46 (4), tr.313-23.
8. Bitners A. C. và Arens R. (2020), "Evaluation and Management of Children with Obstructive Sleep Apnea Syndrome", Lung. 198(2), tr. 257-270.
9. Dell'Aringa A. R. và các cộng sự. (2005), "Histological analysis of tonsillectomy and adenoidectomy specimens--January 2001 to May 2003", Braz J Otorhinolaryngol. 71(1), tr. 18-22.
10. Tutar B., et al. (2020), "The Effect of Pre-operative Obstructive Sleep Apnea (OSA) Severity on the Change of Sleep Patterns in Children Undergoing Adenotonsillectomy", Indian J Pediatr. 87(11), pp. 955.