Đánh giá mối liên quan giữa mô bệnh học với một số đặc điểm của viêm amidan mạn tính
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa mô bệnh học với một số đặc điểm của viêm amidan mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả từng ca bệnh trên 38 bệnh nhân viêm amidan mạn tính, được phẫu thuật cắt amidan và làm mô bệnh học tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 01 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: Thể viêm mạn tính tăng sản đơn thuần nam và nữ là 50%. Trong đó: tăng sản đơn thuần gặp nhiều ở nam 33,3%, viêm mạn tính- sẹo/xơ hóa nữ 25%. Không có sự liên quan giữa giới tính với nhóm mô bệnh học (p>0,05). Nhóm tuổi 6-15, thể viêm mạn tính- tăng sản chiếm 66,7%. Nhóm tuổi 16-25, thể tăng sản đơn thuần chiếm nhiều nhất với 40%. Nhóm tuổi 26-35, thể viêm mạn tính - tăng sản chiếm 54,5. Nhóm tuổi 36-45, thể viêm mạn tính - tăng sản chiếm 66,7%. Có mối tương quan tương quan thấp, ít chặt chẽ giữa một số đặc điểm mô bệnh học với nhóm tuổi. Có mối tương quan mức độ trung bình giữa nhóm mô bệnh học và triệu chứng ho (r = -0,427; p<0,05). Các triệu chứng còn lại có mối tương quan mức độ thấp với nhóm mô bệnh học. Có mối tương quan mức độ trung bình giữa nhóm mô bệnh học với triệu chứng Amiđan bề mặt hốc mủ bã đậu (r =-0,484; p<0,05). Các triệu chứng còn lại có mối tương quan mức độ thấp với nhóm mô bệnh học.
Kết luận: Mối tương quan tương quan thấp, ít chặt chẽ giữa một số đặc điểm mô bệnh học với nhóm tuổi. Mối tương quan mức độ trung bình giữa nhóm mô bệnh học với triệu chứng ho. Mối tương quan mức độ trung bình giữa nhóm mô bệnh học với triệu chứng amiđan bề mặt hốc mủ bã đậu.
Từ khóa
Viêm amiđan mạn tính, thâm nhiễm tế bào lympho, tăng sản lympho
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Ugras Serdar, Kutluhan Ahmet (2008), Chronic Tonsillitis Can Be Diagnosed With Histopathologic Findings. European Journal of General Medicine, 5: 95-103.
3. Ashraf M. J., Azarpira N., Nowroozizadeh B., et al. (2010), Fine needle aspiration cytology of palatine tonsils: a study of 112 consecutive adult tonsillectomies. Cytopathology, 21(3): 170-5.
4. Ripplinger T., Theuerkauf T., Schultz-Coulon H. J. (2007), Significance of the medical history in decisions on whether tonsillotomy is indicated. Hno, 55(12): 945-9.
5. Pribuišienė Rūta, Šarauskas Valdas, Kuzminienė Alina, et al. (2015), Correlation between throat-related symptoms and histological examination in adults with chronic tonsillitis. Medicina, 51(5): 286-290.
6. Đặng Nhật Quỳnh Như Phạm Kiên Hữu (2018), Khảo sát sự tương quan giữa triệu chứng lâm sàng và đặc điểm giải phẫu bệnh trong bệnh lý viêm amiđan mạn tính. Kỷ yếu hội nghị Tai mũi họng toàn quốc 2018, 198-205.
7. Baugh R. F., Archer S. M., Mitchell R. B., et al. (2011), Clinical practice guideline: tonsillectomy in children. Otolaryngol Head Neck Surg, 144(1): 1-30.
8. Kasenõmm Priit (2008) Indicators for Tonsillectomy in Adults with Recurrent Tonsillitis: Clinical, Microbiological and Pathomorphological Investigations.