Đánh giá kết quả điều trị liệt mặt ngoại biên do chấn thương xương thái dương

Trần Phương Nam1, Lê Chí Thông2, , Dương Mạnh Đạt1, Nguyễn Quốc Dũng1, Phan Ngô Huy1, Lê Viết Thanh1, Nguyễn Duy Phú1
1 Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Huế
2 Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị liệt mặt ngoại biên do chấn thương xương thái dương


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 26 bệnh nhân liệt mặt ngoại biên do chấn thương xương thái dương được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 6/2020 đến tháng 10/2023. Nghiên cứu tiến cứu, có can thiệp lâm sàng, theo dõi dọc và không đối chứng.


Kết quả: Nam giới gặp đa số, chiếm tỷ lệ 65,4% (17/26). Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông, chiếm 80,8% (21/26). Tuổi trung bình là 35,3. Hình thái đường gãy trên phim chụp cắt lớp vi tính xương thái dương là gãy dọc (50%), gãy ngang (34,6%), và gãy chéo (15,4%), 69,2% trường hợp có tổn thương mê nhĩ. Liệt mặt tức thì sau chấn thương gặp trong 15/26 trường hợp, đa số bệnh nhân liệt mặt nặng hoặc liệt hoàn toàn (phân độ House Brackman V – VI). 9/26 bệnh nhân được điều trị nội khoa, 17/26 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật giảm áp dây thần kinh VII. Kết quả điều trị sau 3 tháng, 76,9% bệnh nhân phục hồi tốt (thang điểm House-Brackman I-II), 23,1% bệnh nhân hồi phục trung bình (thang điểm House-Brackman III-IV).


Kết luận: Điều trị phẫu thuật giảm áp dây thần kinh VII mang lại kết quả phục hồi chức năng thần kinh mặt có hiệu quả sau chấn thương xương thái dương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt
1. Lương Hồng Châu (2011), "Liệt dây thần kinh VII do vỡ xương thái dương: kinh nghiệm điều trị qua 112 trường hợp", Y học thực hành, 5.
2. Nguyễn Minh Tuấn (2009), "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân của bệnh nhân chấn thương xương thái dương điều trị tại bệnh viện nhân dân 115", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 13.
Tiếng Anh
3. Adegbite Andrew B, Khan Moe I, Tan L %J Journal of neurosurgery (1991), "Predicting recovery of facial nerve function following injury from a basilar skull fracture", 75(5), pp. 759-762.
4. Brodie Hilary A, Thompson Teresa C %J The American journal of otology (1997), "Management of complications from 820 temporal bone fractures", 18(2), pp. 188-197.
5. Cazelles L, Wang J, Bouccara D et al. Chirurgie intratemporale du nerf facial: A propos de 34 observations. in Annales d'oto-laryngologie et de chirurgie cervico-faciale. 1997.
6. Cha Chang Il, Hong Chang Kee, Park Moon Suh et al. (2008), "Comparison of facial nerve paralysis in adults and children", 49(5), pp. 725-734.
7. Chang CY, Cass Stephen P %J The American journal of otology (1999), "Management of facial nerve injury due to temporal bone trauma", 20(1), pp. 96-114.
8. Darrouzet Vincent, Duclos Jean-Yves, Liguoro Dominique et al. (2001), "Management of facial paralysis resulting from temporal bone fractures: our experience in 115 cases", 125(1), pp. 77-84.
9. Diaz R. C., Cervenka B., Brodie H. A. (2016), "Treatment of Temporal Bone Fractures", J Neurol Surg B Skull Base, 77(5), pp. 419-29.
10. Dobie RA %J Otolaryngology Head, Cummings Neck Surgery. CW, JM Fredrickson . CV Mosby Co. St. Louis (1986), "Electrical and topognostic tests of the facial nerve", pp. 2821-2827.
11. Honnurappa V., Vijayendra V. K., Mahajan N. et al. (2019), "Facial Nerve Decompression After Temporal Bone Fracture-The Bangalore Protocol", Front Neurol, 10, pp. 1067.
12. House WE %J Otolaryngol Head Neck Surg (1985), "Facial nerve grading system", 93, pp. 184-193.
13. Ide Minoru, Morimitsu Tamotsu, Ushisako Yasuaki et al. (1987), "The significance of stapedial reflex test in facial nerve paralysis", 104(sup446), pp. 57-63.
14. Kim In Sup, Shin Seung-Ho, Kim Jinna et al. (2007), "Correlation between MRI and operative findings in Bell's palsy and Ramsay Hunt syndrome", 48(6), pp. 963-968.
15. Kong Keonho, Sevy Alexander %J Operative Techniques in Otolaryngology-Head, Surgery Neck (2017), "Temporal bone fracture requiring facial nerve decompression or repair", 28(4), pp. 277-283.
16. Little Stewart C, Kesser Bradley W %J Archives of Otolaryngology–Head, Surgery Neck (2006), "Radiographic classification of temporal bone fractures: clinical predictability using a new system", 132(12), pp. 1300-1304.
17. Mehta R. P. (2009), "Surgical treatment of facial paralysis", Clin Exp Otorhinolaryngol, 2(1), pp. 1-5.
18. Munjal M, Badyal HL, Mehndiratta A et al. (2020), "Role of topodiagnostic tests in evaluation of facial nerve palsy in head injury", 6(10), pp. 1874-7.
19. Pulec Jack L, J Ear, nose, journal throat (1996), "Total facial nerve decompression: technique to avoid complications", 75(7), pp. 410-415.
20. Rafferty MA, Mc Conn Walsh R, Walsh MA, J Clinical Otolaryngology (2006), "A comparison of temporal bone fracture classification systems", 31(4), pp. 287-291.
21. Renou G, Psaume T. Topographical diagnosis of facial paralysis (Bell's palsy)(author's transl). in Annales D'oto-laryngologie et de Chirurgie Cervico Faciale: Bulletin de la Societe D'oto-laryngologie des Hopitaux de Paris. 1978.
22. Thakar A., Gupta M. P., Srivastava A. et al. (2018), "Nonsurgical Treatment for Posttraumatic Complete Facial Nerve Paralysis", JAMA Otolaryngol Head Neck Surg, 144(4), pp. 315-321.
23. Ulug Tuncay, Ulubil S Arif %J American journal of otolaryngology (2005), "Management of facial paralysis in temporal bone fractures: a prospective study analyzing 11 operated fractures", 26(4), pp. 230-238.