Khảo sát đặc điểm lâm sàng và CT-Scan ở bệnh nhân chấn thương có gãy xương vùng hàm mặt
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Chấn thương vùng hàm mặt là chấn thương thường gặp đứng hàng thứ 2 ở vùng đầu mặt cổ với tỷ lệ ngày càng gia tăng. Chụp cắt lớp vi tính là dữ liệu quan trọng nhất để chẩn đoán và điều trị đúng đảm bảo giải quyết thỏa đáng vấn đề phục hồi chức năng và thẩm mỹ.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm các triệu chứng trên lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ở những trường hợp chấn thương có gãy xương vùng hàm mặt.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 39 bệnh nhân chấn thương vùng hàm mặt có gãy xương, đã điều trị ổn tình trạng cấp cứu, loại trừ tổn thương nội sọ, nội nhãn, đa chấn thương, chấn thương ngực- bụng- chi điều trị tại Bệnh Viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 6/2021.
Kết quả: Nguyên nhân chấn thương do TNGT chiếm tỉ lệ cao nhất 66,7%. Đau mức độ nặng chiếm tỷ lệ cao nhất tới 61,5% vì vậy cần chú ý giảm đau trong quá trình điều trị. Tỷ lệ gãy xương kèm theo vết thương phần mềm khá cao 76,9%, triệu chứng xuất huyết kết mạc chiếm tỷ lệ 69,2%, triệu chứng sưng nề, bầm tím mi mắt chiếm tỷ lệ 79,5%, tê bì vùng chấn thương chiếm tỷ lệ 79,5%, triệu chứng lõm sụp gò má chiếm tỷ lệ 69,23%. Đặc điểm trên CT-Scan theo tỷ lệ cao nhất của gãy gò má cung tiếp là loại B - 38,5%; gãy thành ổ mắt là loại III - 25,6%; gãy thành trước xoang hàm - 66,7%; gãy khối mũi sàng là loại I - 10,3; gãy xương hàm dưới thì gãy vùng cằm chiếm ưu thế tỷ lệ 35,89%.
Kết luận: Chấn thương vùng hàm mặt chủ yếu ở nam giới, nguyên nhân thường gặp là do tai nạn giao thông. Đặc điểm lâm sàng khi thăm khám và phân độ chấn thương từng vùng cụ thể của sọ mặt trên CT-Scan là chìa khóa quyết định phương pháp điều trị phẫu thuật và chế độ theo dõi về sau.
Từ khóa
Chấn thương vùng hàm mặt, phân độ gãy gò má cung tiếp, gãy khối mũi sàng trên CT scan, gãy xương hàm dưới trên CT –Scan
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2.Col GK Thapliyal, Col R Sinha, Col PS Menon, et al. (2008), "Management of Mandibular Fractures", 64 (3), pp. 218 - 220.
3. Trương Mạnh Dũng ( 2002), "Nghiên cứu lâm sàng và điều trị gãy xương gò má - cung tiếp", Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội Hà Nội.
4.S.KRISTENSEN, K.TVETERAS (1986), "Zygomatic fractures: classification and complications", 11, pp. 123-129.
5.Mark W. Ochs, Myron R. Tucker (2008), "Management of facial fractures", pp. 493 - 517.
6.Ondik MP, Upinski L Dezfoli S (2009), "The treatment of nasal
fractures: a changing paradigm", 11, pp. 296-302.
7. Trần Ngọc Quảng Phi (2011), "Nghiên cứu phân loại, lâm sàng, X- quang và điều trị gãy phức hợp gò má cung tiếp", Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 Hà Nội.
8.Lâm Hoài Phương, Bài giảng chấn thương hàm mặt, Phương, Editor 2009, Nhà xuất bản Y học: Hồ Chí Minh.
9. Raymond J. Fonseca (2013), " Oral & maxillofacial trauma fourth edition", Saunders, an imprint of Elsevier Inc.
10.Stanley RB Jr (1999), "Use of intraoperative computed tomography during repair of orbitozygomatic fractures", Arch Facial Plast Surg 1, pp. 19–24.
11.Wilson IF L. A., Benjamin CI, et al (2001), " Prospective comparison of panoramic tomography (zonography) and helical computed tomography in the diagnosis and operative management of mandibular fractures", Plast Reconstr Surg, pp. 1369–1375.