Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mở ngách trán sử dụng hệ thống định vị từ trên bệnh nhân có bệnh lý xoang trán

Đặng Anh Dũng1,
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mở ngách trán sử dụng hệ thống định vị từ trên bệnh nhân có bệnh lý xoang trán tại BV Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Thanh Nhàn từ 4/2017 tới 2/2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa phần là nam giới (69,8%); tuổi trung bình 45,97 ± 12,6 tuổi; không có tiền sử dị ứng (84,7%); không có tiền sử phẫu thuật mũi xoang (79,2%). Tổng cộng có 117 ngách trán, xoang trán được phẫu thuật có 54 bệnh nhân phẫu thuật cả 2 bên và 9 bệnh nhân chỉ phẫu thuật một bên trong đó có 57 bên phải và 60 bên trái. Sau 8 tuần phẫu thuật các triệu chứng cơ năng hầu như không còn: không có bệnh nhân ngạt mũi, có 5 bệnh nhân còn triệu chứng đau nhức vùng xoang, còn 2 bệnh nhân có chảy mũi và 7 bệnh nhân có rối loạn mất ngửi, 1 bệnh nhân phù nề niêm mạc. Điểm đánh giá tổn thương xoang trán theo thang điểm Lund – Mackay là 0,153, với mũi phải có 17,5% bệnh nhân có mờ đục xoang trán sau mổ, tỷ lệ này ở bên trái là 12,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Reardon EJ (2002), "Navigational risks associated with sinus sugery and the cinical effects of implementing a navigational system for sinus surgery. Laryngoscope ".
2. Susanna Leighton Martin Burton, Andrew Robson and John Russell (2000), "Rhinosinusitis, Diseases of the Ear, Nose and Throat".
3. Trần Viết Luân (2013), "Nghiên cứu phẫu thuật nội soi ngách trán với hệ thống hướng dẫn hình ảnh định vị ba chiều", tr. 2,143.
4. Ghanem T Han JK, Lee B , Gross CW (2009), "Various causes for frontal sinus obstruction", American Journal of Otolaryngology–Head and Neck Medicine and Surgery, 30, tr. 80–82.
5. Bliznikas D Friedman M, Vidyasagar R, Joseph NJ, Landsber R (2006), "Long-term results after endoscopic sinus sergery involving frontal recess dissecton", tr. 573.
6. Kuhn FA Karanfilov BI (2005), "The endoscopic frontal recess approach", The Frontal Sinus Springer, tr. 170-189.
7. Kennedy DW Orlandi RR (2001), "Revision endoscopic frontal sinus surgery", Otolaryngol Clin North Am 34 (1), tr. 77-90.
8. Jones N Simmen D (2005), "Frontoethmoidectomy ± Frontal Sinusotomy", Manual of endoscopic sinus surgery and its extended application, tr. 69-99.
9. Shaman P Stankiewicz JA, Wei Han (1994), "Complications of ethmoidectomy: A servey of fellows of Amarican Academy of Otolaryngology- Head and Neck Surgery.", Otolaryngology-Head and Neck surgery, 111, tr. 589-599.
10. Sinha UK Rosen FS, Rice DH (1999), "Endoscopic surgical management of sphenoid sinus disease", Laryngoscope, 109, tr. 1601-1606.
11. Sindwani R Pletcher SD, Metson R (2006), "The Agger Nasi Punch-Out Procedure (POP): maximizing exposure of the frontal recess", Laryngoscope 116 (9), tr. 1710-2.
12. Chow JM Stankiewicz JA (2005), "The frontal sinus and nasal polyps", The Frontal Sinus, Springer, tr. 87-93.
13. Kountakis SE Bradley DT (2004), "The role of agger nasi air cells in patients requiring revision endoscopic frontal sinus surgery", Otolaryngol Head Neck Surg 131 (4), tr. 7 - 525.
14. Kennedy DW Chiu AG (2005), "Revision endoscopic frontal sinus surgery", The Frontal Sinus Springer, tr. 191-199.
15. DelGau JM Otto KJ (2010), "Operative findings in the frontal recess at time of revision surgery", Am J Otolaryngol 31, tr. 3.
16. Wormald PJ (2008), "Surgical approach to the frontal sinus and frontal recess", Endoscopic Sinus Surgery - Antomy, three-dimensional reconstruction, and surgical technique, tr. 82-100.
17. Vaughan Chiu AG (2004), "Revison endoscopic frontal sinus surgery with surgical navigatin", tr. 312-8.
18. Tabaee A Kacker A, Anand V (2005), "Computer-assisted surgical navigation in revision endoscopic sinus surgery", Otolaryngol Clin North Am 38 (3), tr. 82 - 473.