KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH DÂY THANH QUA NỘI SOI HOẠT NGHIỆM THANH QUẢN Ở BỆNH NHÂN KHÀN TIẾNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ TỪ THÁNG 09/2020 ĐẾN THÁNG 06/2021

Hoàng Vân Anh1, Lâm Huyền Trân1, Nguyễn Triều Việt2,
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khàn tiếng là biểu hiện của nhiều bệnh lý thanh quản. Nội soi hoạt nghiêm thanh quản giúp phát hiện được các tổn thương nhỏ của dây thanh mà nội soi thông thường có thể bỏ sót. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh dây thanh qua soi hoạt nghiệm thanh quản ở bệnh nhân khàn tiếng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang có phân tích trên bệnh nhân khàn tiếng đến khám tại phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả và bàn luận: Từ tháng 09/2020 đến 06/2021, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 74 bệnh nhân, gồm 46 nữ và 28 nam, với độ tuổi trung bình là 48,2 ± 13,03 tuổi. Hạt dây thanh là tổn thương thường gặp nhất (36,5%). Các kiểu đóng thanh môn thường gặp là kín hoàn toàn (27%), hở sau (26%) và hở dạng đồng hồ cát (16%). Các tổn thương phần lớn giảm biên độ dao động (72%) và sóng niêm mạc (63,5%), sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p<0,001).


Bờ dây thanh mất trơn láng chiếm tỉ lệ cao (72%). Kết luận: Biên độ dao động, sóng niêm mạc và kiểu đóng thanh môn giúp đánh giá tổn thương khách quan, từ đó có chẩn đoán phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Long (2018). So sánh kết quả hoạt nghiệm thanh quản của những bệnh lý lành tính dây thanh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn năm 2016 – 2018, Luận án Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
2. Đỗ Mai Trang (2015). Dùng bảng VHI đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thanh quản bệnh lý u lành tính dây thanh tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2014 đến tháng 08/2015, Luận án Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
3. Banjara H., Mungutwar V., Singh D., et al. (2012). Demographic and videostroboscopic assessment of vocal pathologies, Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 64(2), 150-157.
4. Devadas U., Bellur R., Maruthy S. (2017). Prevalence and Risk Factors of Voice Problems Among Primary School Teachers in India, J Voice, 31(1), 111- 117.
5. Kiakojoury K., Dehghan M., Hajizade F., et al. (2014). Etiologies of Dysphonia in Patients Referred to ENT Clinics Based on Videolaryngoscopy, Iran J Otorhinolaryngol, 26(76), 169- 174.
6. Printza A., Triaridis S., Themelis C., et al. (2012). Stroboscopy for benign laryngeal pathology in evidence based health care, Hippokratia, 16(4), 324-328.
7. Sachdeva K., Mittal N., Sachdeva N. (2020). Role of Video Laryngostroboscopy in Benign Disease of Larynx, Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 72(2), 267-273.