Tính hiệu quả và an toàn của Adrenaline 1:1000 đặt tại chỗ trong phẫu thuật nội soi mũi xoang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc kiểm soát chảy máu trong phẫu thuật nội soi mũi xoang đóng vai trò rất quan trọng. Adrenaline 1/1000 đặt tại chỗ đã được sử dụng nhiều nơi trên thế giới nhưng chưa được nghiên cứu và sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tính hiệu quả và an toàn của Adrenaline 1:1000 đặt tại chỗ trong phẫu thuật nội soi mũi xoang”. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có chỉ định phẫu thuật nội soi, sau khi được gây mê toàn thân sẽ được đặt bấc tẩm Adrenaline 1:1000 vào trong hốc mũi, chờ 5 phút rồi tiến hành phẫu thuật. Lượng máu mất, độ sạch phẫu trường theo thang điểm Boezaart, các chỉ số nhịp tim, huyết áp: tâm thu, tâm trương, huyết áp động mạch trung bình được ghi nhận sau khi gây mê trước khi đặt bấc và sau khi đặt bấc với thời gian 1 phút, 3 phút 5 phút, 10 phút và mỗi 10 phút cho đến khi chấm dứt phẫu thuật. Kết quả: mẫu nghiên cứu có 31 bệnh nhân. Số lượng máu mất trung bình 377.41 ± 271.05 mL, không có trường hợp nào chảy máu nhiều cần truyền máu. Mức độ chảy máu theo Boezaart: nhẹ chiếm 77.5%, trung bình chiếm 22.5% Nhịp tim sau đặt bấc tăng 1.97 ± 6.59 nhịp/phút sau 1 phút, tăng 1.32 ± 6.6 nhịp/phút sau 3 phút, tăng 0.61 ± 8.28 nhịp/phút sau 5 phút và giảm 1.03 ± 9.19 sau 10 phút đặt bấc tẩm Adrenaline 1:1000 và giảm tại hậu phẫu, không có trường hợp nào loạn nhịp tim. Huyết áp tâm thu, tâm trương tăng nhẹ sau khi đặt bấc 1 phút, 3 phút nhưng vẫn trong giới hạn an toàn. Không có trường hợp nào xảy ra biến chứng tim mạch trong lúc mổ. Kết luận: Adrenaline 1:1000 đặt tại chỗ an toàn và hiệu quả trong phẫu thuật nội soi mũi xoang: giúp quan sát phẫu trường rõ ràng, ít chảy máu, và không ảnh hưởng đáng kể đến huyết động trong suốt quá trình phẫu thuật.
Từ khóa
Adrenaline, phẫu thuật nội soi mũi xoang
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Boezaart, André P., Merwe, Johan van der, and Coetzee, André (1995), "Comparison of sodium nitroprusside and esmolol-induced controlled hypotension for functional endoscopic sinus surgery ", Can J Anaesth. 42, pp. 373-376.
3. Gunaratne, Dakshika A., et al. (2016), "Topical concentrated epinephrine (1:1000) does not cause acute cardiovascular changes during endoscopic sinus surgery", International Forum of Allergy & Rhinology. 6(2), pp. 135-39.
4. Hakan, Korkmaz, et al. (2015), "Safety and efficacy of concentrated topical epinephrine use in endoscopic endonasal surgery", Int forum allergy rhinol. 15(5), pp. 1118-23
5. Krishnamurti Sarmento Junior, Shiro Tomita, and K., Arthur Octavio A. (2009), "Topical use of adrenaline in different concentrations for endoscopic sinus surgery ", Braz J Otorhinolaryngol. 75(2), pp. 280-89.
6. Kuan, Edward C., et al. (2018), "Is topical Epinephrine safe for hemostasis in endoscopic sinus surgery?", The Laryngoscope.
7. Lee, Ta-Jen, et al. (2009), "Hemostasis during functional endoscopic sinussurgery: The effect of local infiltration with adrenaline", Otolaryngology–Head and Neck Surgery. 140(2), pp. 209-214.
8. Moshaver, Ali, et al. (2009), "The Hemostatic and Hemodynamic Effects of Epinephrine During Endoscopic Sinus Surgery", ARCH OTOLARYNGOL HEAD NECK SURG. 135(2), pp. 1005-1009.
9. Orlandi, Richard R., et al. (2010), "Concentrated topical epinephrine is safe in endoscopic sinussurgery", American Journal of Rhinology & Allergy. 24(2), pp. 140-142.
10. P.J, Wormald (2007), "The surgical field in endoscopic sinus surgery", in E, Bumpert, Editor, Endoscopic sinus surgery: Anatomy, Three-dimensional Reconstruction and Surgical techniqe, Thieme, Newyork, pp. 89-93.
11. T.Yim, Michael, Ahmed, Omar G., and Takashima, Masayoshi (2017), "Evaluating real-time effects of topical 1:1000 epinephrine in endoscopicsinus and skull-base surgery on hemodynamic parameters throughintraoperative arterial line monitoring", International Forum of Allergy & Rhinology. 7, pp. 1065-69.
12. Timperley, Daniel, et al. (2010), "Perioperative and intraoperative maneuvers to optimize surgical outcomes in skull base surgery", Otolaryngol Clin N Am. 43, pp. 699-730.
13. Valdes, Constanza J., et al. (2014), "Topical cocaine vs adrenaline in endoscopic sinus surgery: a blindedrandomized controlled study", International Forum of Allergy & Rhinology. 4(8), pp. 646-650.
14. Wormald, Peter J., et al. (2005), "The effect of the total intravenous anesthesia compared with inhalational anesthesia on the surgical field during endoscopic sinus surgery", American Journal of Rhinology. 19, pp. 514-520.
15. Yang, J. J., et al. (2005), "Marked hypotension induced by adrenaline contained in local anesthetic", Laryngoscope. 115(2), pp. 348-52.
16. Zhao, Yi C. and Psaltic, Alkis J. (2016), "Hemostasis in sinus surgery", Current opinions otolaryngology heaa and neck surgery. 24(1), pp. 26-30.