Khảo sát triệu chứng nghi hậu Covid-19 ở bệnh nhân mắc bệnh lý tai mũi họng dựa vào bộ câu hỏi “Post Covid-19 CRF” của Tổ Chức Y tế Thế giới

Phan Hữu Ngọc Minh1,2, , Trịnh Thị Lê Vy1,2, Hoàng Phước Minh1,2
1 Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đại học Y - Dược Huế, Đại học Huế
2 Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y - Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Hậu COVID-19 vẫn còn là một vấn đề sức khỏe quan trọng và gây ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau nhiễm COVID-19. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm: (1) Xác định tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh lý tai mũi họng có triệu chứng nghi hậu COVID-19. (2) Tìm hiểu một số triệu chứng nghi hậu COVID-19 phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh lý tai mũi họng. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 157 bệnh nhân tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế sử dụng bộ câu hỏi về báo cáo ca bệnh sau nhiễm COVID-19  do tổ chức Y tế thế giới xây dựng (Post COVID-19 CRF). Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân tai mũi họng có triệu chứng nghi hậu COVID-19 là 36,9%. Trong đó, nữ giới có tỷ nghi nhiễm hậu COVID-19 (68,2%) cao hơn gần gấp hai lần so với nam giới (38,2%). Nhóm triệu chứng nghi hậu COVID-19 phổ biến nhất bao gồm hay quên (41,4%), ngủ ít hơn (36,2%), chóng mặt (13,8%), giảm khứu giác (12,1%) và mệt mỏi (12,1%). Kết luận: Nghiên cứu cung cấp các gợi ý về nhóm triệu chứng phổ biến liên quan COVID-19 kéo dài góp phần giúp cho nhân viên y tế có phản ứng nhanh chóng và định hướng tốt hơn trong quá trình chăm sóc điều trị bệnh nhân có tiền sử mắc COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2022). Tin tổng hợp - Cổng thông tin Bộ Y tế: 68% F0 tồn tại triệu chứng hậu COVID-19: Có 4 dấu hiệu cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị. ,accessed: 10/12/2022.
2. Alkodaymi M.S., Omrani O.A., Fawzy N.A. và cộng sự. (2022). Prevalence of post-acute COVID-19 syndrome symptoms at different follow-up periods: a systematic review and meta-analysis. Clinical Microbiology and Infection, 28(5), 657–666.
3. Arnold D.T., Hamilton F.W., Milne A. và cộng sự. (2021). Patient outcomes after hospitalisation with COVID-19 and implications for follow-up: results from a prospective UK cohort. Thorax, 76(4), 399–401.
4. Boscolo-Rizzo P., Polesel J., và Vaira L.A. (2022). Smell and taste dysfunction after covid-19. BMJ, 378, o1653.
5. Carfì A., Bernabei R., Landi F. và cộng sự. (2020). Persistent Symptoms in Patients After Acute COVID-19. JAMA, 324(6), 603–605.
6. Gottlieb R.L., Vaca C.E., Paredes R. và cộng sự. (2022). Early Remdesivir to Prevent Progression to Severe Covid-19 in Outpatients. N Engl J Med, 386(4), 305–315.
7. Greenhalgh T., Knight M., A’Court C. và cộng sự. (2020). Management of post-acute covid-19 in primary care. BMJ, 370, m3026.
8. Huang C., Huang L., Wang Y. và cộng sự. (2021). 6-month consequences of COVID-19 in patients discharged from hospital: a cohort study. Lancet, 397(10270), 220–232.
9. Huy L.D., Nguyen N.T.H., Phuc P.T. và cộng sự. (2022). The Effects of Non-Pharmaceutical Interventions on COVID-19 Epidemic Growth Rate during Pre- and Post-Vaccination Period in Asian Countries. Int J Environ Res Public Health, 19(3), 1139.
10. Huy L.D., Shih C.-L., Chang Y.-M. và cộng sự. (2022). Comparison of COVID-19 Resilience Index and Its Associated Factors across 29 Countries during the Delta and Omicron Variant Periods. Vaccines, 10(6), 940.
11. van Kessel S.A.M., Olde Hartman T.C., Lucassen P.L.B.J. và cộng sự. (2022). Post-acute and long-COVID-19 symptoms in patients with mild diseases: a systematic review. Family Practice, 39(1), 159–167.
12. Nalbandian A., Sehgal K., Gupta A. và cộng sự. (2021). Post-acute COVID-19 syndrome. Nat Med, 27(4), 601–615.
13. Tan B.K.J., Han R., Zhao J.J. và cộng sự. (2022). Prognosis and persistence of smell and taste dysfunction in patients with covid-19: meta-analysis with parametric cure modelling of recovery curves. BMJ, 378, e069503.
14. Tenforde M.W., Kim S.S., Lindsell C.J. và cộng sự. (2020). Symptom Duration and Risk Factors for Delayed Return to Usual Health Among Outpatients with COVID-19 in a Multistate Health Care Systems Network - United States, March-June 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep, 69(30), 993–998.
15. Wei G., Gu J., Gu Z. và cộng sự. (2022). Olfactory Dysfunction in Patients With Coronavirus Disease 2019: A Review. Front Neurol, 12, 783249.
16. Whitcroft K.L. và Hummel T. (2020). Olfactory Dysfunction in COVID-19: Diagnosis and Management. JAMA, 323(24), 2512.
17. World Health Organization (2021). Global COVID-19 Clinical Platform Case Report Form (CRF) for Post COVID condition (Post COVID-19 CRF). , accessed: 07/12/2022.
18. World Health Organization (WHO) (2022). A clinical case definition of post COVID-19 condition by a Delphi consensus, 6 October 2021. , accessed: 24/04/2022.
19. Wu T.J., Yu A.C., và Lee J.T. (2022). Management of post-COVID-19 olfactory dysfunction. Curr Treat Options Allergy, 9(1), 1–18.