PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ CUỘN NHĨ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2021

Phạm Xuân Huyên1, , Hồ Lê Hoài Nhân1, Phạm Thanh Thế2
1 Khoa Tai BVTMH Cần Thơ
2 Bộ môn TMH trường ĐH Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: U cuộn nhĩ là một u thần kinh nội tiết hiếm gặp, có thể chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý về tai khác như viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa thanh dịch, chấn thương tai... Vì vậy chúng tôi thực hiện báo cáo này nhằm góp phần giúp chẩn đoán chính xác u cuộn nhĩ và phương pháp phẫu thuật bệnh lý này. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hai trường hợp được phẫu thuật u cuộn nhĩ bằng nội soi qua đường ống tai tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ. Kết quả: Cả hai trường hợp đều được chẩn đoán qua hỏi bệnh với triệu chứng ù tai, nặng tai, nghe kém tiến triển. Hình ảnh nội soi có một khối đỏ thẫm sau màng nhĩ và đập theo nhịp mạch. CTscan xương thái dương có hình ảnh khối mờ trong hòm nhĩ, thượng nhĩ và hạ nhĩ, không hủy xương bao quanh vịnh cảnh. Bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi đường trong ống tai mà không cần phải tắc mạch trước đó. Sau phẫu thuật bệnh nhân hết ù tai, nặng tai nhưng giảm sức nghe vì xương đe bị ăn mòn đã được gỡ ra trong lúc phẫu thuật. Kết luận: Bệnh lý u cuộn nhĩ có thể được chẩn đoán chính xác qua hỏi bệnh, nội soi. CTscan: vách xương quanh vịnh cảnh là một yếu tố rất quan trọng để phân biệt u cuộn nhĩ và u cuộn cảnh, đồng thời giúp đánh giá mức độ lan rộng của khối u, giúp tiên lượng và chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp bằng qua nội soi hay sử dụng kính hiển vi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Carren Teh Suilin(2020). Transcanal endoscopic excision of glomus tympanicum: A case report. Med J Malaysia Vol 75 No 2, March 2020.
2. Daneshi A, Asghari A, Mohenni s, Farhadi M, Farahani F, Mohseni M(2017). Total endoscopic approach in glomus tympanicum surgery. Iranian J Otorhinolaryngol 2017; 92(6): 305-11. 2.
3. Jackson CG, Welling DB, Chironis p, Glasscock ME, Woods Cl (1989).
Glomus Tympanicum tumors: Contemporary concepts in conservation surgery. Laryngoscope 1989; 99:875- 84.
4. Jackson CG, M. E. Glasscock, and p.
F. Harris (1982), “Glomus tumors: diagnosis, classification, and management of large lesions,” Archives of Otolaryngology—Head and Neck Surgery, vol. 108, no7, pp. 401-406, 1982.
5. Manjunath H. Anandappa, Sridurga Janart- hanan(2019). Glomus tympanicum type III - with delayed postoperative facial palsy: our experience. International J Otol. 2019.
6. Masafumi Ohki and Shigern Kikuchi(2019). A small glomus tympanicum tumor rescected by min- imally invasive transcanal endoscopic approach. Hindawi.2019.
7. Poliak N (2017). Endoscopic and minimal- World J Otorhinolaryngol Head Neck Surg 2017; 3(3):