ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh gẫy xương chính mũi tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân gẫy xương chính mũi đơn thuần hoặc phối hợp, được điều trị và theo dõi tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 11 năm 2022. Nghiên cứu mô tả cắt ngang chùm ca bệnh - Thiết kế nghiên cứu tiến cứu. Phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân theo bộ công cụ đã thiết kế sẵn kết hợp thăm khám lâm sàng, nội soi mũi, kết quả chụp Xquang và chụp CT.Scanner mũi. Kết quả và kết luận: Từ kết quả nghiên cứu trên 52 bệnh nhân gãy xương chính mũi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, chúng tôi rút ra các kết luận như sau: Giới tính gặp ở Nam giới (73,1%), tỷ lệ nam/nữ: 2,7/1. Nhóm tuổi gặp chủ yếu ở nhóm tuổi từ 15-<30 tuổi (46,2%) và nhóm tuổi 30-<50 có 23/52 (44,2%). Nguyên nhân GXCM chủ yếu do tai nạn giao thông 29/52 (55,8%). Triệu chứng lâm sàng gặp nhiều nhất là đau 100%, biến dạng sống mũi và sưng nề bầm tím đều là (98,1%), chảy máu mũi chiếm tỷ lệ cao (82,7%), có điểm đau chói (78,8%), có dấu hiệu lạo xạo xương chính mũi (32,7%), vẹo lệch vách ngăn khi nội soi (51,9%). Có 52/52 (100%) được chụp phim CT.Scanner trong đó tổn thương loại I là 59,6%, loại II là 25%, loại III là 15,4%; 44/52 (84,6%) chụp phim Xquang mặt thẳng nghiêng trong đó tổn thương loại I là 95,5%, loại II là 4,5%.
Từ khóa
Gẫy xương mũi, gãy xương vùng mặt, Gẫy xương chính mũi, Chấn thương sống mũi
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
Craniomaxillofacial Trauma & Reconstruction. 2019;12(3):221-227.
2. Hwang, K., Jung, J. S., & Kim, H. (2018). Diagnostic Performance of Plain Film, Ultrasonography, and Computed Tomography in Nasal Bone Fractures: A Systematic Review. Plastic surgery (Oakville, Ont.), 26 (4), 286–292. https://doi.org/10.1177/2292550317749 535
3. Phùng Minh Lương (2022). Mô tả đặc điểm lâm sàng gãy xương chính mũi tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2017- 2018. Tạp chí khoa học Đại học Tây Nguyên, 16(52), tr. 76-81.
4. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng (ban hành kèm theo Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Bộ Y tế. tr. 292- 296.
5. Li, L., Zang, H., Han, D., Yang, B., Desai, S. C., & London, N. R. (2020).
Nasal Bone Fractures: Analysis of 1193 Cases with an Emphasis on Coincident Adjacent Fractures. Facial plastic surgery & aesthetic medicine, 22(4), 249-254. https://doi.org/10.1089/fpsam.2020.002 6.
6. Hà Hữu Tùng, Đỗ Thế Hùng (2017). “Nhận xét về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị các bệnh nhân gãy xương chính mũi gặp tại Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp từ 2011-2016”. Y học Việt Nam, 451, 163–169.
7. Trần Thị Phương (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính của chấn thương tháp mũi, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Bùi Viết Tuấn (2018). Nghiên cứu hình thái lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh gãy xương chính mũi và đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Nhự và Trần Anh Tuấn, (2021). “Đặc điểm tổn thương ở các trường hợp chấn thương mũi, xoang qua giám định pháp y”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 506 (2). https: //doi.org/10.51298/vmj.v506i2.1291.
10. Hoàng Kim Khang, Nguyễn Hoàng Linh (2022). “Đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn”. Tạp Chí Y học Việt Nam, 511(1). https: //doi.org/10.51298/vmj.v511i1.2033.