ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SINH THIẾT THANH QUẢN BẰNG ỐNG MỀM TẠI KHOA NỘI SOI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Phương1, Đào Đình Thi1, , Nguyễn Tuấn Sơn2, Nguyễn Giang Anh1, Nguyễn Tuyết Xương3
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
3 Trường Đại Học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện trên 50 bệnh nhân tại Khoa Nội soi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 02/2023 đến 08/2023, nhằm đánh giá quá trình theo dõi và chăm sóc sau mổ vi phẫu thanh quản bằng ống mềm. Đặc điểm bệnh nhân gồm: chủ yếu là nam giới (96%) với tuổi trung bình 63,66 ± 9,67 tuổi, trong đó 38% là hưu trí. Các yếu tố nguy cơ thường gặp gồm: hút thuốc lá kéo dài (92%), sử dụng bàn chải đánh răng trên 3 tháng (88%) và uống rượu (80%). Tất cả bệnh nhân đến khám đều có triệu chứng khàn tiếng. Sau sinh thiết, ghi nhận mức độ đau rất nhẹ (0,04 ± 0,28 điểm), không thay đổi đáng kể so với trước đó. Sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng không có ý nghĩa thống kê. Sinh thiết bằng ống nội soi mềm hầu hết không gây tai biến nghiêm trọng (> 90%). Tình trạng khó thở mức độ vừa và nặng (8%) đã được xử trí bằng oxy gọng kính và khí dung. Tất cả bệnh nhân đều được hướng dẫn chi tiết về vệ sinh, chế độ sinh hoạt, tập luyện hít thở và theo dõi tại nhà. Nghiên cứu cung cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau sinh thiết thanh quản bằng ống mềm, góp phần cải thiện chất lượng điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Globocan, Number of new cases in 2020, both sexes, all ages. 2020, International Agency for Research on Cancer.
2. Nocini, R., và cộng sự, Updates on larynx cancer epidemiology. Chin J Cancer Res, 2020. 32(1): p. 18-25.
3. Võ Tấn, Tai mũi họng thực hành. 1992, Nhà xuất bản Y học.
4. Heipcke Th., P.W., Rohrs M., Stimm Funktion nach laser therapie. HNO, 1987 p. 234-241.
5. Eckel HE Bradley PJ., Hypopharyngeal Cancer. Adv Otorhinolaryngol, 2019. 83: p. 1-14.
6. Cummings CW., F.P., Phelps T., Abuzeid WM., Electrography of Laryngeal and Pharyngeal Muscles, Cummings Otolaryngology: Head & Neck Surgery, 2005.
7. David J. Wellenstein., J.K.d.W., Henrieke W. Schutte., et al., Safety of flexible endoscopic biopsy of the pharynx and larynx under topical anesthesia. Eur Arch Otorhinolaryngol, 2017. 274(9): p. 3471-3476.
8. Peretti G., C.J., Nicolai P., Smussi C., Antonelli AR., Endoscopic laser excisional biopsy for selected glottic carcinomas. Laryngoscope, 1994. 104: p. 1276-1279.
9. Phạm Thị Nguyên, Trần Trọng Hải, Nguyễn Đức Sơn, và cộng sự, Nhận xét thực trạng chăm sóc bệnh nhân toàn diện tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình - thành phố Hải Dương năm 2018. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021. 505(1).
10. Lon J. Petchenik., G.S., Glenn J. Schwartz., et al., Direct laryngoscopy and Microscopic suspension laryngoscopy With or Without Biopsy. AAO-HNS, 2018.