KHẢO SÁT CHỈ SỐ BẠCH CẦU ÁI TOAN TRONG MÁU VÀ MÔ POLYP Ở BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN CÓ POLYP MŨI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Viêm mũi xoang mạn là một bệnh lý thường gặp, có ảnh hưởng đến 5 - 12% dân số chung[7], trong đó, viêm mũi xoang mạn có polyp (VMXMPL) chiếm khoảng 25 - 30% tổng số bệnh nhân viêm mũi xoang mạn [15]. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chỉ số bạch cầu ái toan trong máu tăng có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng bạch cầu ái toan trong mô polyp mũi cũng như liên quan với sự tái phát của bệnh VMXMPL và là một trong những yếu tố nguy cơ của hen phế quản [5][6][20], do đó có thể được sử dụng như một gợi ý hướng đến chẩn đoán VMX- MPL tăng bạch cầu ái toan ưu thể[14][20]. Mục tiêu: Khảo sát các chỉ số bạch cầu ái toan trong máu và trong mô polyp mũi ở bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có polyp mũi tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Tổng số mẫu nghiên cứu là 120 ca, chia làm 2 nhóm VMXMPL tăng bạch cầu ái toan ưu thế chiếm 50,8% và không tăng bạch cầu ái toan ưu thế chiếm 49,2%. Tuổi trung bình của mẫu khảo sát là 45,6 ± 14,4 tuổi, bao gồm 80 nam và 40 nữ. Tổng điểm VAS trung bình là 34,02 ± 13,49 điểm. Tổng điểm Lund - Kennedy cải tiến 8,66 ± 2,44 điểm. Tổng điểm Lund - Mackay là 16,68 ± 4,98 điểm. Số lượng và tỉ lệ phần trăm bạch cầu ái toan của nhóm VMXMPL tăng bạch cầu ái toan ưu thế cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm VMXMPL không tăng bạch cầu ái toan. Có mối tương quan thuận giữa chỉ số bạch cầu ái toan trong máu và trong mô. Với điểm cắt cho số lượng 0,325 x 109/L thì độ toan trong máu 3,45% thì độ nhạy 95,1% và độ đặc hiệu 71,2%.
Kết luận: Chỉ số bạch cầu ái toan trong máu có thể sử dụng để tầm soát bệnh lý VMXMPL tăng bạch cầu ái toan ưu thế.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm mũi xoang mạn có polyp, viêm mũi xoang mạn có polyp tăng bạch cầu ái toan ưu thế, bạch cầu ái toan trong máu
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Nam Hà (2018). Nghiên cứu các kiểu hình tế bào viêm và biểu hiện của gen FOXP3 và hGRa trong bệnh polyp mũi. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trần Thị Thúy Hằng (2013). Khảo sát đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của polyp mũi. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Vũ Kim Ngân (2016). Khảo sát sự hiện diện của bạch cầu ái toan trong mô giải phẫu bệnh polyp mũi xoang và sự đáp ứng với điều trị thuốc Steroid xịt mũi sau phẫu thuật. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
4. Lê Văn Vĩnh Quyển (2015). Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giải phẫu bệnh của viêm mũi xoang mạn có polyp mũi tăng eosinophil ưu thế và không tăng eosinophil ưu thế.
Nước ngoài
5. Aslan F., et al. (2017). "Could Eosinophilia predict clinical severity in nasal polyps?". Multidiscip Respir Med, 12 21.
6. Brescia G., et al. (2019). "Role of blood inflammatory cells in chronic rhinosinusitis with nasal polyps". Acta Otolaryngol 139 (1), 48-51.
7. Fokkens w. J., et al. (2020). "European
Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps 2020". Rhinology,58 (Suppl 29), 1-464.
8. Fujieda s., et al. (2019). "Eosinophilic chronic rhinosinusitis". Allergol Int, 68 (4), 403-412.
9. Gevaert p., et al. (2011). "Mepolizumab, a humanized anti-IL-5 mAb, as a treatment option for severe nasal polyposis". Allergy Clin Immunol, 128 (5), 989-995.e981-988.
10. Jeong w. J., et al. (2011). "Eosinophilic allergic polyp: a clinically oriented concept of nasal polyp". Otolaryngol Head Neck Surg, 144 (2), 241-246.
11. Kartush A. G., et al. (2019). "Biologic Agents for the Treatment of Chronic Rhinosinusitis With Nasal Polyps". Am J Rhinol Allergy, 33 (2), 203-211.
12. Kim S. ]., et al. (2013). "Changes in histological features of nasal polyps in a Korean population over a 17-year period". Otolaryngol Head Neck Surg, 149 (3), 431-437.
13. Nakayama T., et al. (2011). "Mucosal eosinophil- ia and recurrence of nasal polyps - new classification of chronic rhinosinusitis". Rhinology, 49 (4), 392- 396.
14. Sreeparvathi A., et al. (2017). "Significance of Blood Eosinophil Count in Patients with Chronic Rhinosinusitis with Nasal Polyposis". 7 Clin Diagn Res, 11 (2), Mc08-mcll.
15. Stevens W. W., et al. (2016). "Chronic Rhinosinusitis with Nasal Polyps". Allergy Clin Immunol Pract, 4 (4), 565-572.
16. Tokunaga Т., et al. (2015). "Novel scoring system and algorithm for classifying chronic rhinosinus- itis: the JESREC Study". Allergy, 70 (8), 995- 1003.
17. Wang E. Т., et al. (2014). "Eosinophilic chronic rhinosinusitis in East Asians". World J Clin Cases, 2 (12), 873-882.
18. Wang W., et al. (2019). "Changes in the clinical and histological
characteristics of Chinese chronic rhinosinusitis with nasal polyps over 11 years". Int Forum Allergy Rhinol, 9 (2), 149-157.
19. Xu M., et al. (2018). "Diagnostic significance of serum periostin in eosinophilic chronic sinusitis with nasal polyps". Acta Otolaryngol, 138 (4), 387- 391.
20. Zhong B., et al. (2020). "The role of preoperative blood eosinophil counts in distinguishing chronic rhinosinusitis with nasal polyps phenotypes". Int Forum Allergy Rhinol.