KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU VÀ PHẪU THUẬT ĐẦU CỔ BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ung thư hạ họng, ung thư thanh quản ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Việc chăm sóc người bệnh hợp lý, đúng quy trình trước và sau phẫu thuật có thể giúp người bệnh giảm được tác dụng phụ, tăng cường thể trạng từ đó nâng cao miễn dịch làm cho việc điều trị hiệu quả hơn. Đề tài thực hiện với Mục tiêu: Kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần tại trung tâm Ung bướu và Phẫu thuật Đầu cổ, bệnh viện Tai mũi họng TW. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh trên 43 Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần tại viện Tai mũi họng Trung ương từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2023. Kết quả: 48,84% NB nằm viện từ 10-15 ngày. Đại đa số người bệnh đều có chỉ số BMI sau phẫu thuật giảm so với trước phẫu thuật ( Trước phẫu thuật, tỷ lệ người bệnh ung thư hạ họng thiếu cân là 20,93%, trong khi sau phẫu thuật, tỷ lệ này giảm xuống còn 25,58%). Mức độ đau giảm dần theo thời gian. Các ngày đầu số Người bệnh (NB) ăn đủ theo nhu cầu thấp hơn so với các ngày cuối, tỷ lệ này tăng dần theo thời gian ngày 1 (76,7%) đến ngày thứ 7 (100%) NB ăn đủ theo nhu cầu. NB có các biến chứng sau PT đều chiếm tỷ lệ thấp dưới 10%, chỉ có duy nhất 1 NB chiếm 2,33% có biến chứng nuốt nghẹn. Có sự liên quan giữa nhóm tuổi với số ngày nằm viện.
Từ khóa
Từ khóa: ung thư thanh quản, phẫu thuật ung thư thanh quản, chăm sóc sau Phẫu thuật ung thư thanh quản.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Habib A (2018). "Management of advanced hypopharyngeal carcinoma: systematic review of survival following surgical and non-surgical treatments". J Laryngol Otol, 132(5), 385-400
3. Kirstein Alfred (1895). Autoscopy of the Larynx and the Trachea:(direct Examination Without Mirror. FA Davis.
4. Petersen JF, Timmermans AJ, Van Dijk BAC và các cộng sự. (2018). "Trends in treatment, incidence and survival of hypopharynx cancer: a 20-year population-based study in the Netherlands". Eur Arch Otorhinolaryngol, 275(1), 181-189
5. Richard V. Smith Marvin P. Fried (2006), "Advanced Cancer of the Larynx", Head & Neck Surgery - Otolaryngology, 4th Edition, tr. 1757-1777
6. Richbourg L, Devita Vicent, Hellman & Rosenberg's Cancer: Principles & Practice of Oncology, 8th Edition. Copyright 2007 Lippincott Williams & Wilkins, the fifth edition. Chapter 36..122.
7. Ngô Thanh Tùng (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả hoá - xạ trị gia tốc đồng thời ung thư hạ họng - thanh quản giai đoạn III - IVB không mổ được tại Bệnh viện K 2011 — Luận án Tiến sĩ - Cơ sở dữ liệu toàn văn, Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Thanh (2015) “Đặc điểm lâm sàng và kết quả của bài tập huấn luyện nuốt ở bệnh nhân ung thư thanh quản sau cắt thanh quản bán phần bệnh viện Tai mũi họng Trung ương năm 2015.
9. Võ Nguyễn Hoàng Khôi (2013) “Nghiên cứu biến chứng sau phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần”, Đại hoc y dược thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học lần thứ 35.
10. Nguyễn Như Ước, Lê Trung Thọ, Nguyễn Đình Phúc (2014), “Đối chiếu các tổn thương trên lâm sàng với hình ảnh chụp cắt lớp vi tính của ung thư biểu mô hạ họng – thanh quản”. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, Tập (59-22), số 4 /2014, Tr. 72 – 78.