THỰC TRẠNG VỀ TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ STRESS CỦA NGƯỜI BỆNH VIÊM MŨI XOANG SAU ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm mũi xoang là tình trạng viêm đường hô hấp trên phổ biến trên toàn thế giới ở niêm mạc mũi và xoang cạnh mũi và được phân loại thành cấp tính (<12 tuần) và mãn tính (>12 tuần). Là một bệnh lý phổ biến, hay gặp trong bệnh lý tai mũi họng. Viêm mũi xoang có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày, cảm xúc và chất lượng cuộc sống của người bệnh do cảm giác khó chịu lâu dài, stress, lo âu, trầm cảm. Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 171 người bệnh mắc bệnh viêm mũi xoang sau điều trị nội khoa ba tháng tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương để tìm hiểu mức độ trầm cảm, lo âu và stress. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2024 thông qua bộ công cụ DASS – 21. Kết quả: Độ tuổi phổ biến của người bệnh là 18-60 tuổi (90,1%), với tỷ lệ nữ nhiều hơn nam (53,8%). Phần lớn người bệnh đến từ nông thôn (59,6%) và có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông trở lên (50,3%). Đa số là làm lao động tự do (57,3%), đã kết hôn (90,1%) và có mức thu nhập dưới 10 triệu (63,2%). Thời gian điều trị cho bệnh nhân từ 4 tuần trở xuống chiếm 72,5%, đa số không có bệnh mạn tính kèm theo (88,3%), trong thời gian điều trị bệnh cùng một lúc mắc 2 bệnh về tai mũi họng chiếm tới 69%. Tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress trên đối tượng viêm mũi xoang là 0,6%; 2,3%; 0,6%. Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và stress của viêm mũi xoang sau điều trị nội khoa là 0,6%; 2,3%; 0,6%.
Từ khóa
Trầm cảm, lo âu, stress, viêm mũi xoang
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Kang, J.H., et al., Chronic rhinosinusitis increased the risk of stroke: a 5-year follow-up study. Laryngoscope, 2013. 123(4): p. 835-40.
3. Chen, F., et al., Prevalence of Depression and Anxiety in Patients With Chronic Rhinosinusitis: A Systematic Review and Meta-analysis. Otolaryngol Head Neck Surg, 2023. 168(2): p. 143-153.
4. Smith, T.L., et al., Predictive factors and outcomes in endoscopic sinus surgery for chronic rhinosinusitis. Laryngoscope, 2005. 115(12): p. 2199-205.
5. Chen, T., et al., Association of Sinonasal Computed Tomography Scores to Patient-Reported Outcome Measures: A Systematic Review and Meta-analysis. Otolaryngol Head Neck Surg, 2023. 168(4): p. 628-634.
6. Wasan, A., et al., Association of anxiety and depression with reported disease severity in patients undergoing evaluation for chronic rhinosinusitis. Ann Otol Rhinol Laryngol, 2007. 116(7): p. 491-7.
7. Nguyễn Thị Hồng Chi, T.T.H.A., Mức độ lo lắng của bệnh nhân trước phẫu thuật nội soi mũi xoang tại khoa mũi xoang tại bệnh viện tai mũi họng thành phố hồ chí minh năm 2018. 2018.
8. Feng J, e.a., Impact of endoscopic surgery to psychiatric disorders of patients with chronic rhinosinusitis. J Xinjiang Med Univ. 2019.
9. Sahlstrand- Johnson P, O.B., Von Buchwald C, et al., A multi- centre study on quality of life and absenteeism in patients with CRS referred for endoscopic surgery. Rhinology 2011;49:420–8. 2011.
10. Gill AS, H.J., Beliveau AM, et al, The impact of medical comorbidities on patient satisfaction in chronic rhinosinusitis. Ann Otol Rhinol Laryngol 2022;131:191–7. 2022.