NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VIÊM V.A MẠN TÍNH CÓ VIÊM TAI GIỮA Ứ DỊCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NẠO V.A QUA LÂM SÀNG, NHĨ LƯỢNG ĐỒ

Nhâm Tuấn Anh1, , Nguyễn Công Hoàng2
1 Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn Hà Nội
2 Bộ môn Tai Mũi Họng - Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân viêm V.A (Végétation Adenoide) mạn tính có viêm tai giữa ứ dịch. Đánh giá kết quả nạo V.A thông qua kết quả nhĩ lượng đồ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, theo dõi trước và sau can thiệp trên 55 bệnh nhân là trẻ em từ 6-16 tuổi có chẩn đoán viêm V.A mạn tính biến chứng viêm tai giữa ứ dịch, được phẫu thuật nạo V.A tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Kết quả: Tuổi trung bình 8,9 ± 2,4 năm; nữ / nam = 1/1,29; 100% chảy mũi, ngạt mũi, đọng dịch trên V.A trong đó 30,9% dịch mủ trắng đục, 47,3% dịch nhầy trong. V.A quá phát độ III, IV có tỉ lệ lần lượt là 63,6% và 27,3%. 100% bệnh nhân có thay đổi màu sắc màng nhĩ trong đó 28,1% màng nhĩ bị đẩy phồng, 22,5% bị co lõm. Sau phẫu thuật, 100% ca bệnh cải thiện triệu chứng và sạch tổ chức V.A sau 3 tháng.
Dạng nhĩ đồ thay đổi rõ rệt sau phẫu thuật 3 tháng:  tỷ lệ nhĩ lượng tyoe A trước mổ từ 19,1% đến 68,2% bệnh nhân sau mổ 3 tháng tương đương tỷ lệ phục hồi nhĩ lượng về bình thường đạt 49,1%. Kết luận: Phẫu thuật nạo V.A cho kết quả phục hồi tốt về lâm sàng và nhĩ lượng.

Chi tiết bài viết

Author Biography

PGS.TS Nguyễn Công Hoàng, Bộ môn Tai Mũi Họng - Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên

Trưởng bộ môn Tai Mũi Họng
Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Bảng (2013), “Amiđan và VA”, Bài giảng Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, tr. 32- 60.
2. Lê Minh Đức (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của viêm V.A mạn tính đến chức năng của tai giữa, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
3. Đặng Xuân Hùng (2010), “Đo nhĩ lượng”, Thính học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, tr. 65-74.
4. Võ Nguyễn Hoàng Khôi (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của viêm amiđan vòm và đánh giá kết quả phẫu thuật nạo amiđan vòm tại Bệnh viện Đa Khoa Thành phố Buôn Ma Thuột năm 2010, Bệnh Viện Đa Khoa Thành phố Buôn Ma Thuột.
5. Nguyễn Hữu Khôi (2015), “VA, viêm họng mũi và VA quá phát bít tắc”, Viêm họng amiđan và VA, Nhà xuất bản Y học, tr. 137-154.
6. Nguyễn Trung Nghĩa (2017), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt amiđan và nạo V.A. đồng thời ở trẻ em, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế.
7. Hà Lan Phương (2011), Nghiên cứu hình thái nhĩ đồ ở trẻ em viêm VA quá phát có chỉ định phẫu thuật, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
8. Nguyễn Thị Minh Tâm (2009), Nghiên cứu những hình thái biến động của nhĩ đồ trong viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín, Đại học Y Hà Nội.
9. Mai Ý Thơ (2012), Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả đặt ống thông khí qua màng nhĩ trong viêm tai tiết dịch ở trẻ em, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
10. Nguyễn Tư Thế. “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình thái nhĩ lượng đồ và kết quả điều trị phẫu thuật nạo V.A,” Tạp chí y dược – Trường Đại Học Y Dược Huế, 8, pp.50– 58, 2018.
11. Osman B. và các cộng sự. (2006), “Effects of adenoidectomy in children with symptoms of adenoidal hypertrophy”, European Archives of Oto-Rhino- Laryngology and Head & Neck. 263(2),pp. 156-159.
12. Nwosu C, Ibekwe M và Onotai L (2016), “Tympanometric Findings among Children with Adenoid Hypertrophy in Port Harcourt, Nigeria”, International Journal of Otolaryngology.