HIỆU QUẢ VÀ TÍNH AN TOÀN CỦA KỸ THUẬT MỞ KHÍ QUẢN XUYÊN DA NONG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kỹ thuật mở khí quản (MKQ) xuyên da nong (XDN) đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, dữ liệu về hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật này tại Việt Nam là còn hạn chế. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật MKQ XDN. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu trên 60 bệnh nhân (tuổi trung bình 65,57 ± 17,84, nam/nữ 56,7/43,3%) có chỉ định MKQ XDN tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 6/2023 đến 3/2024. Bệnh nhân được thu thập thông tin cá nhân, tiền căn; sau đó được thực hiện kỹ thuật MKQ XDN. Sau phẫu thuật, tiến hành ghi nhận sinh hiệu và các chỉ số trước và sau phẫu thuật, các biến chứng sớm (trong vòng 24 giờ) và muộn (>24 giờ sau phẫu thuật), đồng thời ghi nhận kết cục của cuộc phẫu thuật.
Kết quả: Thời gian phẫu thuật trung bình 5,53 ± 0,57 phút. Các chỉ số thay đổi có ý nghĩa theo chiều hướng tích cực trước và sau phẫu thuật bao gồm mạch (91,43 ± 15,38 so với 88,35 ± 10,68 lần/phút, p = 0,037), SpO2 (98,08 ± 1,17 và 98,58 ± 1,52, p = 0,005) và ETCO2 (48,18 ± 3,80 so với 42,43 ± 4,42, p < 0,001). Có 11,6% bệnh nhân gặp biến chứng sau phẫu thuật, bao gồm biến chứng sớm (3,3%) và biến chứng muộn (8,3%). Có 55,0% bệnh nhân xuất viện nhưng chưa rút canuyn, 1,7% xuất viện và rút canuyn và 43,3% tử vong hoặc nặng xin về. Tất cả các bệnh nhân tử vong/nặng xin về đều do bệnh lý nền, không do biến chứng của MKQ. Kết luận: MKQ XDN là một kỹ thuật có tính hiệu quả và an toàn cao, nên được đào tạo chuyển giao và áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế.
Từ khóa
mở khí quản xuyên da nong, tính hiệu quả, tính an toàn
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo


2. Klotz R, Probst P, Deininger M, et al. Percutaneous versus surgical strategy for tracheostomy: a systematic review and meta-analysis of perioperative and postoperative complications. Langenbecks Arch Surg. Mar 2018;403(2):137-149. doi:10.1007/s00423-017-1648-8


3. Huỳnh Khắc Cường, Lâm Huyền Trân. Bước đầu đánh giá hiệu quả phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014;18(1):116-120.

4. Lâm Huyền Trân, Ngô Thế Hải. Đánh giá kết quả phẫu thuật mở khí quản xuyên da nong tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2017;21:32-38.

5. Nguyễn Thị Mỹ Dung. Khảo sát tình hình mở khí quản xuyên da nong tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến 2022. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2022.

6. Tô Hiến Minh, Trần Hữu Thông, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Quân. Đánh giá kết quả phẫu thuật mở khí quản nong qua da tại Trung tâm Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;535(2):63-67.

7. Phạm Thị Oanh, Phạm Thị Ngọc Thảo. Kết cục của mở khí quản bằng phương pháp nong qua da so với phẫu thuật ở bệnh nhân thở máy tại khoa hồi sức cấp cứu. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;351(1B):14-18.

8. Trouillet JL, Luyt CE, Guiguet M, et al. Early percutaneous tracheotomy versus prolonged intubation of mechanically ventilated patients after cardiac surgery: a randomized trial. Ann Intern Med. Mar 15 2011;154(6):373-83. doi:10.7326/0003-4819-154-6-201103150-00002

