ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN BỊ CHÓNG MẶT LÀNH TÍNH KỊCH PHÁT (BPPV)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân bị bệnh BPPV qua bảng đánh giá DHI (Dizziness Handicap Inventory).
Phương pháp nghiên cứu: 150 bệnh nhân được chẩn đoán BPPV tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh từ tháng 12 năm 2023 đến 9 năm 2024. Bệnh nhân được đo chức năng tiền đình bằng ảnh động nhãn đồ VNG và được chẩn đoán là BPPV.Bệnh nhân trả lời đầy đủ các câu hỏi đánh giá chóng mặt DHI thời điểm bệnh được chẩn đoán
Kết quả: Mẫu nghiên cứu bao gồm 150 bệnh nhân, trong đó có 107 nữ và 43 nam. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 52,7 tuổi (± 12,8). Ống bán khuyên sau bị ảnh hưởng trong hầu hết các trường hợp (70,4%), ống bán khuyên ngang ở 20,4% và ống bán khuyên trước ở 9,2%. Khảo sát với bảng DHI, hầu hết bệnh nhân BPPV được phân loại ở mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng (68,7%). Trong thang điểm phụ DHI, các phát hiện về thể chất là khía cạnh bị ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo là các khía cạnh chức năng và cảm xúc.
Kết luận: Đa số bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống với điểm DHI mức độ nặng >60, chiếm tỷ lệ 68,7%. 5 triệu chứng có điểm trung bình cao nhất thì có 4 triệu chứng thuộc khía cạnh hoạt động đó là “ chóng mặt tăng khi ngửa đầu”, “ chóng mặt tăng khi cúi người”, “chóng mặt tăng khi trở mình trên giường”, “ chóng mặt tăng khi thay đổi tư thế đầu đột ngột” và 1 triệu chứng thuộc khía cạnh chức năng đó là “ khó khăn khi nằm xuống hoặc khi ngồi dậy”.
Từ khóa
Bảng DHI (dizziness handicap Inventory), Chóng mặt lành tính kịch phát (BPPV), chất lượng cuộc sống.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. International Classification of Vestibular Disorders (ICVD). Journal of Vestibular Research, Volume 31 (2021).
3. Moon SY, Kim JS, Kim BK, Kim JI, Lee H, Son SI, Kim KS, Rhee CK, Han GC, Lee WS (2006). Clinical characteristics of benign paroxysmal positional vertigo in Korea: a multicenter study. J Korean Med Sci 21(3):539–543. https://doi.org/10.3346/ jkms.2006.21.3.539 26.
4. Jacobson GP, Newman CW. The development of the Dizziness Handicap Inventory. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 1990 Apr;116(4):424-7. doi:10.1001/archotol.1990.01870040046011. PMID: 2317323.
5. Alcione Botelho Pereira, Juliana Nunes Santos, Fernando Madalena Volpe. Effect of Epley’s maneuver on the quality of life of paroxismal positional benign vertigo patients Braz J Otorhinolaryngol. 2010;76(6):704-8.
6. Castro ASO, Gazzola JM, Natour J, Ganança FF. Brazilian version of the Dizziness Handicap Inventory (original title: Versão brasileira do Dizziness Handicap). Pró-Fono Revista de Atualização Científica, Barueri (SP), v. 19, n. 1, p.97-104, 2007.
7. Kim HJ, Lee JO, Choi JY, Kim JS (2020) Etiologic distribution of dizziness and vertigo in a referral-based dizziness clinic in South Korea. J Neurol 267(8):2252–2259. DOI: 10.1007/s00415-020-09831-2.
8. Peng You, Ryan Instrum, Lorne Parnes. Benign Paroxysmal Positional Vertigo. Laryngoscope Investigative Otolaryngology 4: February 2019 116. DOI: 10.1002/lio2.230.
9. Korres S, Balatsouras DG, Kaberos A, Economou C, Kandiloros D, Ferekidis E (2002) Occurrence of semicircular canal involvement in benign paroxysmal positional vertigo. Otol Neurotol 23(6):926–932. https://doi.org/10.1097/00129492-20021 1000-00019.
10. Saxena A, Prabhakar MC (2013) Performance of DHI Score as a Predictor of Benign Paroxysmal Positional Vertigo in Geriatric Patients with Dizziness/ Vertigo: A Cross-Sectional Study. PLoS ONE 8(3): e58106. doi:10.1371/journal.pone.0058106.