KHẢO SÁT DỊ NGUYÊN ĐƯỜNG THỞ Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH LÝ DỊ ỨNG KHOANG TRUNG TÂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh lý dị ứng khoang trung tâm (CCAD) là thể bệnh viêm mũi xoang mạn tính nguyên phát lan tỏa có liên quan chặt chẽ với tiếp xúc dị nguyên đường thở kéo dài. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu mô tả các dị nguyên thường gặp ở nhóm bệnh lý này ở dân số Việt Nam. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca trên 21 bệnh nhân được chẩn đoán là CCAD, và có chỉ định phẫu thuật tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 03/2023 đến tháng 07/2024. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 21 bệnh nhân trong đó có 15 bệnh nhân (71,4%) dương tính với ít nhất một tác nhân gây dị ứng và 6 bệnh nhân âm tính với tất cả tác nhân dị ứng được xét nghiệm. Tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất là các loại mạt bụi nhà là D.farinae (52,4%), B.tropicalis (42,9%), D.pteronyssinus (38,1%). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng ghi nhận 02 trường hợp là công nhân ngành dệt may dị ứng với dị nguyên bụi bông, nhưng chưa có bằng chứng về xét nghiệm kháng thể do tác nhân này không nằm trong panel của xét nghiệm. Điểm trung bình VAS, Lund – Kennedy, Lund – Mackay, và số lượng bạch cầu ái toan trong mô không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở nhóm có dị ứng dị nguyên đường thở so với nhóm không có dị ứng với dị nguyên đường thở cũng như giữa các nhóm có số lượng dị nguyên đường thở dương tính khác nhau (p > 0,05). Kết luận: Bệnh lý dị ứng khoang trung tâm có liên quan mật thiết với các dị nguyên đường thở và điều trị dị ứng giữ vai trò quan trọng trong điều trị cũng như trong phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật. Vì vậy, việc xác định chính xác các dị nguyên là rất cần thiết trong điều trị.
Từ khóa
Bệnh lý dị ứng khoang trung tâm, dị nguyên đường thở
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Hamizan AW, Loftus PA, Alvarado R, et al. Allergic phenotype of chronic rhinosinusitis based on radiologic pattern of disease. Laryngoscope. Sep 2018;128(9):2015-2021. doi:10.1002/lary.27180
3. DelGaudio JM, Loftus PA, Hamizan AW, Harvey RJ, Wise SK. Central compartment atopic disease. Am J Rhinol Allergy. Jul 1 2017;31(4):228-234. doi:10.2500/ajra.2017.31.4443
4. Okubo K, Kurono Y, Ichimura K, et al. Japanese guidelines for allergic rhinitis 2020. Allergol Int. Jul 2020;69(3):331-345. doi:10.1016/j.alit.2020.04.001
5. Lee K, Kim TH, Lee SH, Kang CH, Je BK, Oh S. Predictive Value of Radiologic Central Compartment Atopic Disease for Identifying Allergy and Asthma in Pediatric Patients. Ear Nose Throat J. Mar 9 2021:145561321997546. doi:10.1177/0145561321997546
6. White LJ, Rotella MR, DelGaudio JM. Polypoid changes of the middle turbinate as an indicator of atopic disease. Int Forum Allergy Rhinol. May 2014;4(5):376-80. doi:10.1002/alr.21290
7. Abdullah B, Vengathajalam S, Md Daud MK, Wan Mohammad Z, Hamizan A, Husain S. The Clinical and Radiological Characterizations of the Allergic Phenotype of Chronic Rhinosinusitis with Nasal Polyps. J Asthma Allergy. 2020;13:523-531. doi:10.2147/JAA.S275536
8. Nguyễn Song Hào, Cao Minh Thành. XÁC ĐỊNH MỘT SỐ DỊ NGUYÊN THƯỜNG GẶP TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MŨI DỊ ỨNG BẰNG PANEL TEST 60 DỊ NGUYÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI. Tạp chí Y học Việt Nam. 12/07 2023;532(1B)doi:10.51298/vmj.v532i1B.7543
9. La Thị Kim Liên, Trần Viết Luân. Đặc điểm lâm sàng và nồng độ IgE đặc hiệu trong huyết thanh ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Y học TP Hồ Chí Minh. 2019;3(23):38-43.
10. Bùi Anh Tuấn. Khảo sát sự phù nề cuốn mũi giữa ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Luận văn Bác sĩ Nội trú. 2021;Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
11. Tham EH, Lee AJ, Bever HV. Aeroallergen sensitization and allergic disease phenotypes in Asia. Asian Pac J Allergy Immunol. Sep 2016;34(3):181-189. doi:10.12932/AP0770
12. Pomes A, Chapman MD, Wunschmann S. Indoor Allergens and Allergic Respiratory Disease. Curr Allergy Asthma Rep. Jun 2016;16(6):43. doi:10.1007/s11882-016-0622-9
13. Quản Thành Nam, Nghiêm Đức Thuận. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm mũi dị ứng do dị nguyên bụi bông ở công nhân 2 nhà máy may đo Quốc phòng. Y dược lâm sàng 108. 2020;(7)(15)