ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ VỆ SINH GIỌNG NÓI CỦA NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN GIỌNG ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh lý lành tính ở thanh quản đang gia tăng, gây rối loạn giọng và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt ở những người sử dụng giọng nói hàng ngày. Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ tuân thủ chương trình vệ sinh giọng nói (VSGN) của người bệnh và các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ này. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 60 người bệnh từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2023. Kết quả: Độ tuổi phổ biến của người bệnh là 41-60 tuổi (55%), với tỷ lệ nữ gấp đôi nam. Phần lớn người bệnh đến từ nông thôn (53,3%) và có trình độ học vấn từ tốt nghiệp phổ thông trở lên (83,3%). Những người thường xuyên sử dụng giọng nói chiếm tỷ lệ cao (71,7%). Mức độ tuân thủ VSGN chủ yếu ở mức tốt (51,7%) và khá (43,3%), với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi, giới tính, địa dư, học vấn và nghề nghiệp. Kết luận: Đa số người bệnh tuân thủ VSGN ở mức khá trở lên, nhấn mạnh tầm quan trọng của các biện pháp can thiệp để cải thiện sự tuân thủ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Từ khóa
Vệ sinh giọng nói, người bệnh, khoa Tai Mũi Họng
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế, Rối loạn giọng nói: Nguyên nhân và phương pháp điều trị. Cổng thông tin điện tử, 2022.
3. Byeon H, The Risk Factors Related to Voice Disorder in Teachers: A Systematic Review and Meta-Analysis. Int J Environ Res Public Health, 2019. 16.
4. Roy N, e.a., An evaluation of the effects of two treatment approaches for teachers with voice disorders: a prospective randomized clinical trial. J Speech Lang Hear Res, 2001. 44: p. 286-296.
5. Lê Anh Tuấn, Nghiên cứu rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học huyện Gia Lâm - Hà Nội và đánh giá kết quả của biện pháp can thiệp. Luận án Tiến sỹ Y học, 2022.
6. Tuấn, L.A., Thực trạng và hiệu quả can thiệp rối loạn giọng nói ở nữ giáo viên tiểu học Thành phố Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam, 2022: p. 186-190.
7. Preciado-López J, e.a., Epidemiological study of voice disorders among teaching professionals of La Rioja, Spain. J Voice, 2008. 22: p. 489-508.