HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT VÁ MÀNG NHĨ BẰNG CÂN CƠ THÁI DƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA MẠN CÓ THỦNG NHĨ: KINH NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÀ MAU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật vá màng nhĩ bằng cân cơ thái dương trong điều trị viêm tai giữa mạn có thủng nhĩ tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu có phân tích được thực hiện trên 49 bệnh nhân viêm tai giữa mạn có thủng nhĩ, được phẫu thuật vá nhĩ bằng cân cơ thái dương từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017.
Kết quả: Tỷ lệ nữ (69,4%) cao hơn nam (30,6%). Nhóm tuổi từ 18 – 50 chiếm tỷ lệ cao nhất với 71,4%, nhóm trên 50 tuổi là 28,6%. Điếc dẫn truyền chiếm tỷ lệ cao nhất (81,6%), điếc hỗn hợp chiếm 10,2%. Mức độ giảm thính lực trung bình là 39,29 dB ± 17,02, với các mức độ gồm điếc nhẹ 53,1%, vừa 24,5%, nặng 6,1%, đặc 2%. Tỷ lệ lành màng nhĩ sau 3 tháng là 95,9%, thính lực trung bình sau phẫu thuật 3 tháng đạt 29,80 dB ± 16,68, cải thiện trung bình 9,49 dB. Kết quả sau mổ 3 tháng cho thấy 67% trường hợp tốt, 28,6% trung bình, và 4,1% kém.
Kết luận: Sử dụng cân cơ thái dương trong phẫu thuật vá nhĩ cho tỷ lệ thành công cao.
Từ khóa
viêm tai giữa, thủng nhĩ, cân cơ thái dương
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Thanh Thế, Hồ Lê Hoài Nhân, Đỗ Châu Minh Ngọc, Đỗ Hội (2009), “Đánh giá hiệu quả việc đóng kín lỗ thủng màng nhĩ bằng kỹ thuật Underlay tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ trong khoảng thời gian 2006 – 2009”, Y học thực hành, số 670, phụ bản 8, tr. 46 – 48.
3.Anant C, Bhuvnesh K.S, Praveen C.V (2015), “Role of Cartilage as a Graft Material for Tympanic Membrane and in Middle Ear Reconstruction”, International Journal of Otolaryngology and Head & Neck Surgery, vol 4, pp. 66 – 72.
4. Huaili J, Zhigang Z (2014), “Cartilage Tends To Be a Better Choice than Temporalis Fascia for Tympanoplasty under the Circumstance of Eustachian Tube Dysfunction”, Ann Otolaryngol Rhinol, vol 1, N0 3, pp.1- 5.
5. John L.D, Michael B.G (2014), “Reconstruction of the Tympanic Membrane and Ossicular Chain”, Bailey’sHead and Neck Surgery-otolaryngologyfifth edition ,Wolters Kluwer Lippincott Williams & Wilkins, pp. 2465 – 2486.
6. Mahmood S, Abolhasan F, Ayeh T (2012), “A Short-term Comparison Between Result of Palisade Cartilage Tympanoplasty and Temporalis Fascia Technique”, Iranian Journal of Otorhinolaryngology,vol 3, N0 24, pp. 105 – 111.
7. Sanjana V.N, Jyoti P.D (2014), “Healing and hearing results of temporalis fascia graft Vs cartilage graft (Full thickness and half thickness) in type I tympanoplasty”, Otolaryngology online journal, vol 4, N0 3, pp. 1 – 20.
8.Sunita C, Inita M (2012), “Cartilage–Perichondrium: An Ideal Graft Material?”, Indian J Otolaryngol Head Neck Surg, 64, 3, 208–213.