ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ THÍNH LỰC ĐỒ Ở NGƯỜI BỆNH ĐIẾC ĐỘT NGỘT TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Nguyễn Trọng Tín1, Nguyễn Phú Vinh2,
1 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
2 Đại học Văn Hiến

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và thính lực đồ ở người bệnh điếc đột ngột tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM từ 2022 - 2023; Đối chiếu hình dạng thính lực đồ với các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện phương pháp mô tả cắt ngang đối với người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM từ tháng 11/2022 – 7/2023. Kết quả: Có 183 người bệnh (90 nam, 93 nữ); có 47,6% thuộc nhóm tuổi 41-60; hầu hết người bệnh nhập viện do nghe kém đột ngột với 72,7% người bệnh đến khám và điều trị muộn sau 3 ngày đầu khởi phát triệu chứng. Người bệnh chủ yếu nghe kém một bên tai (89,1%) cùng với một số triệu chứng kèm theo như ù tai (82,5%) và chóng mặt (8,7%). Hình dạng thính lực đồ lúc nhập viện dạng A chiếm tỷ lệ cao nhất với mức độ nghe kém là nhẹ chiếm đa số (45,5%). Kết luận: Bác sĩ có thể bổ sung thêm thông tin phân loại hình dạng thính lực đồ để gợi ý về vị trí tổn thương trong ốc tai và lập kế hoạch điều trị hiệu quả ngay từ đầu.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1]      A de Kleyn, "Sudden complete or partial loss of function of the octavus-system in apparently normal persons," Acta Oto-Laryngologica, vol. 32, no. 5-6, pp. 407-429, 1944.

[2]      C Muller and Jeffrey Vrabec, "Sudden sensorineural hearing loss," Grand Rounds, Department of Otolaryngology/Head and Neck Surgery, University of Texas Medical Branch, Galveston, TX, 2001.

[3]      Thomas H Alexander and Jeffrey P Harris, "Incidence of sudden sensorineural hearing loss," Otology & Neurotology, vol. 34, no. 9, pp. 1586-1589, 2013.

[4]      Chuan-Song Wu, Herng-Ching Lin, and Pin-Zhir Chao, "Sudden sensorineural hearing loss: evidence from Taiwan," Audiology and Neurotology, vol. 11, no. 3, pp. 151-156, 2006.

[5]      I Dallan et al., "Long-term follow up of sudden sensorineural hearing loss patients treated with intratympanic steroids: audiological and quality of life evaluation," The Journal of Laryngology & Otology, vol. 128, no. 8, pp. 669-673, 2014.

[6]      John G Clark, "Uses and abuses of hearing loss classification," Asha, vol. 23, no. 7, pp. 493-500, 1981.

[7]      P Tran Ba Huy and E Sauvaget, "La surdité brusque idiopathique n'est pas, aujourd'hui, une urgence sensorielle," in Annales d'Otolaryngologie et de Chirurgie Cervico-faciale, 2007, vol. 124, no. 2: Elsevier, pp. 66-71.

[8]      Vũ Thị Ly, Hồ Chí Thanh, Nguyễn Thế Trọng, Đỗ Hữu Thực, and Đoàn Thị Thanh Hà, "Đặc điểm lâm sàng và yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân điếc đột ngột," Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy, 2021.

[9]      Lê Việt Tùng Nguyễn Thị Thư, Phạm Thị Kim Chi, rần Ngọc Hân, Trần Thị Kim Thoan, Bùi Bảo Phương, Trần Anh Tuấn, "Đánh giá hiệu quả điều trị điếc đột ngột tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cơ sở 2," Tạp chí Y Dược Thực hành 175, no. 30, pp. 10-10, 2022.

[10]    Mauro Magnano, Monica Orione, Paolo Boffano, and Giacomo Machetta, "Sudden hearing loss: a study of prognostic factors for hearing recovery," Journal of Craniofacial Surgery, vol. 26, no. 3, pp. e279-e282, 2015.

[11]     Nguyễn Phương Nam, Nguyễn Kim Phong, Võ Tá Khiêm, and Chu Lan Anh, "Nguyễn Thành Lợi (2010),“," Đánh giá hiệu quả của oxy cao áp trong điều trị điếc đột ngột”, Tạp chí Y học TPHCM, tập, vol. 14, pp. 44-51.

[12]    Yaowen Wang et al., "The clinical analysis of bilateral successive sudden sensorineural hearing loss," European Archives of Oto-Rhino-Laryngology, vol. 273, pp. 3679-3684, 2016.

[13]    Pietro Salvago, Serena Rizzo, Antonino Bianco, and Francesco Martines, "Sudden sensorineural hearing loss: is there a relationship between routine haematological parameters and audiogram shapes?," International journal of audiology, vol. 56, no. 3, pp. 148-153, 2017.