KHẢO SÁT DẠNG KHÍ HÓA VÀ THỂ TÍCH XOANG TRÁN TRÊN CT SCAN TỪ THÁNG 11/2022 ĐẾN 07/2023 TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Hiếu Bình1, , Lê Trần Quang Minh2, Đặng Duy Phong3
1 Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh
3 Học viên bác sĩ nội trú Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các dạng khí hóa của xoang trán có thể liên quan đến tình trạng đau đầu kéo dài, hoặc là nguyên nhân của viêm mũi xoang dị ứng mạn tính. Các thang điểm đánh giá dựa trên thể tích xoang cho thấy mối tương quan với chất lượng cuộc sống sau điều trị tốt hơn so với các thang điểm đánh giá trên mặt phẳng 2D như thang điểm Lund-Mackay. Do đó nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm hiểu các dạng khí hóa và tính toán thể tích xoang trán.


Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các dạng khí hóa xoang trán, kích thước, thể tích xoang trán trên CT scan.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 136 người trưởng thành từ 20 tuổi  trở lên đến khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 11/2022 đến 07/2023. Phim CT scan được ghi nhận và phân tích để phân loại dạng khí hóa xoang trán, đo kích thước và tính thể tích xoang trán.


Kết quả: Tỷ lệ bất sản xoang trán hai bên là 2,2%. Dạng khí hóa trung bình là dạng thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 58,46%. Chiều cao, chiều rộng, chiều sâu trung bình của xoang trán có giá trị lần lượt là 24,42 ± 7,86 mm, 24,50 ± 9,23 mm, 11,50 ± 4,05 mm. Thể tích xoang trán trung bình là 2,31 ± 1,71 ml.


Kết luận: Xoang trán hai bên không đối xứng nhau và khác nhau giữa hai giới tính. Phân loại khí hóa xoang trán nên được dựa trên thể tích xoang trên CT scan để tăng độ tin cậy, thay vì đánh giá bằng các phân loại trên mặt phẳng 2D do thiếu đi vai trò của chiều sâu xoang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Guerram A, Le Minor JM, Renger S, Bierry G. Brief communication: The size of the human frontal sinuses in adults presenting complete persistence of the metopic suture. American journal of physical anthropology. Aug 2014;154(4):621-7. doi:10.1002/ajpa.22532
2. Tezer MS, Tahamiler R, Canakçioğlu S. Computed tomography findings in chronic rhinosinusitis patients with and without allergy. Asian Pacific journal of allergy and immunology. Jun-Sep 2006;24(2-3):123-7.
3. Yu JL, Branstetter BFt, Snyderman CH. Frontal sinus volume predicts incidence of brain contusion in patients with head trauma. The journal of trauma and acute care surgery. Feb 2014;76(2):488-92. doi:10.1097/TA.0b013e3182aaa4bd
4. Pallanch JF, Yu L, Delone D, et al. Three-dimensional volumetric computed tomographic scoring as an objective outcome measure for chronic rhinosinusitis: clinical correlations and comparison to Lund-Mackay scoring. International forum of allergy & rhinology. Dec 2013;3(12):963-72. doi:10.1002/alr.21219
5. Tatlisumak E, Ovali GY, Asirdizer M, et al. CT study on morphometry of frontal sinus. Clinical anatomy (New York, NY). May 2008;21(4):287-93. doi:10.1002/ca.20617
6. Vázquez A, Baredes S, Setzen M, Eloy JA. Overview of Frontal Sinus Pathology and Management. Otolaryngologic clinics of North America. Aug 2016;49(4):899-910. doi:10.1016/j.otc.2016.03.014
7. Kjær I, Pallisgaard C, Brock-Jacobsen MT. Frontal sinus dimensions can differ significantly between individuals within a monozygotic twin pair, indicating environmental influence on sinus sizes. Acta oto-laryngologica. Sep 2012;132(9):988-94. doi:10.3109/00016489.2012.677064
8. Yüksel Aslier NG, Karabay N, Zeybek G, et al. The classification of frontal sinus pneumatization patterns by CT-based volumetry. Surgical and radiologic anatomy : SRA. Oct 2016;38(8):923-30. doi:10.1007/s00276-016-1644-7
9. Nguyễn Thị Hương Lan. Khảo sát sự bất đối xứng xoang trán hai bên trên CT scan. 2020.
10. Quatrehomme G, Fronty P, Sapanet M, Grévin G, Bailet P, Ollier A. Identification by frontal sinus pattern in forensic anthropology. Forensic science international. Dec 2 1996;83(2):147-53. doi:10.1016/s0379-0738(96)02033-6
11. Štoković N, Trkulja V, Čuković-Bagić I, Lauc T, Grgurević L. Anatomical variations of the frontal sinus and its relationship with the orbital cavity. Clinical anatomy (New York, NY). May 2018;31(4):576-582. doi:10.1002/ca.22999
12. Spaeth J, Krügelstein U, Schlöndorff G. The paranasal sinuses in CT-imaging: development from birth to age 25. International journal of pediatric otorhinolaryngology. Feb 14 1997;39(1):25-40. doi:10.1016/s0165-5876(96)01458-9
13. Cohen O, Warman M, Fried M, et al. Volumetric analysis of the maxillary, sphenoid and frontal sinuses: A comparative computerized tomography based study. Auris, nasus, larynx. Feb 2018;45(1):96-102. doi:10.1016/j.anl.2017.03.003
14. Emirzeoglu M, Sahin B, Bilgic S, Celebi M, Uzun A. Volumetric evaluation of the paranasal sinuses in normal subjects using computer tomography images: a stereological study. Auris, nasus, larynx. Jun 2007;34(2):191-5. doi:10.1016/j.anl.2006.09.003
15. Prossinger H. Mathematical analysis techniques of frontal sinus morphology, with emphasis on Homo. Anatomical record (Hoboken, NJ : 2007). Nov 2008;291(11):1455-78. doi:10.1002/ar.20783