NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NỘI SOI DẢI ÁNH SÁNG HẸP KẾT HỢP NỘI SOI VI PHẪU BẰNG LASER CO2 TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ HẠ HỌNG, THANH QUẢN GIAI ĐOẠN SỚM

Trần Phương Nam1,, Lê Chí Thông1, Phan Ngô Huy1, Lê Quốc Anh1, Dương Mạnh Đạt1
1 Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả ứng dụng nội soi dải ánh sáng hẹp kết hợp nội soi vi phẫu bằng Laser CO2 trong chẩn đoán và điều trị ung thư hạ họng và ung thư thanh quản giai đoạn sớm. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu, có can thiệp lâm sàng trên 24 bệnh nhân ung thư hạ họng, ung thư thanh quản ở giai đoạn sớm, được phát hiện tổn thương ác tính bằng nội soi dải ánh sáng hẹp, điều trị phẫu thuật nội soi vi phẫu bằng Laser CO2. Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh là 61,2 ± 10,6; triệu chứng khàn tiếng chiếm 70,8%, ung thư giai đoạn T1a có tỷ lệ 66,7%; IPCL type V là 70,8%; khả năng kiểm soát bờ rìa là 87,5%, không có tai biến trong phẫu thuật 23/24 trường hợp và di chứng sau phẫu thuật tháng thứ 1 là tặng sinh mô hạt (66,7%), tháng thứ 3 là dính mép trước dây thanh (20,8%). Kết luận: Nội soi dải ánh sáng hẹp có giá trị phát hiện sớm ung thư hạ họng, thanh quản. Phẫu thuật nội soi vi phẫu bằng Laser CO2 các khối ung thư hạ họng, ung thư thanh quản ở giai đoạn sớm mang lại kết quả tốt, tỷ lệ tai biến và biến chứng sau phẫu thuật rất thấp, bảo tồn được tối đa chức năng phát âm, hô hấp và nuốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Flint PW, Cummings cw. Neoplasms of the Hypopharynx and Cervical Esophagus, Malignant Tumors of the Larynx. Cummings otolaryngology head & neck surgery: Philadelphia, PA : Mosby/Elsevier; 2010. p. 1421 - 41,81-512.
2. WHO I. Hypopharnx, Larynx, Vietnam fact sheet. GLOBOCAN 2020. 2020.
3. Trần Văn Thuấn. Một số đặc điểm dịch tễ học qua ghi nhận ung thư tại Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2009;62(3):41 - 7.
4. James D. Brierley, Mary K. Gospodarowicz, Christian Wittekind. TNM Classification of Malignant Tumours: Wiley-Blackwell; 2016.
5. Võ Nguyễn Hoàng Khôi, Đặc điểm hậu phẫu của bệnh nhân cắt thanh quản toàn phần tại Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy, từ 4/2016 - 7/2017: Đại học Dược thành phố Hồ Chí Minh; 2017.
6. Muto M, Nakane M, Katada C, Sano Y, Ohtsu A, Esumi H, et al. Squamous Cell Carcinoma In Situ at Oropharyngeal and Hypopharyngeal Mucosal Sites. Cancer. 2004;101(56):1375 - 81.
7. Ansarin M, Cattarieo A, De Benedetto L, Zorzi s, Lombardi F, Alterio D, et al. Retrospective analysis of factors influencing oncologic outcome in 590 patients with early-intermediate glottic cancer treated by transoral laser microsurgery. Head Neck. 2017;39(1): 71 - 81.
8. Trần Thế Quang. Đánh giá tổn thương và kết quả bước đầu của phẫu thuật bằng Laser CO2 trong ung thư dây thanh giai đoạn TI [Luận văn thạc sĩ у học]. Trường Đại học Y Hà Nội: Trường Đại học Y Hà Nội; 2014.
9. Phạm Hữu Nhân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ung thư hạ họng bằng hóa - xạ trị đồng thời tại Bệnh viện Trung ương Huế [Luận án chuyên khoa cấp II]. Huế: Trường Đại học Y Dược Huế; 2013.
10. Nguyễn Quốc Dũng, Bùi Diệu, Nguyễn Đình Phúc. Đánh giá tổn thương của u trên chụp cắt lớp vi tính và đối chiếu lâm sàng của ung thư hạ họng. Y học thực hành. 2013;893:97- 9.
11. Sun C, Han X, Li X, Zhang Y, Du X. Diagnostic Performance of Narrow Band Imaging for Laryngeal Cancer: A Systematic Review and Meta-analysis. Otolaryngol Head Neck Surg. 2017; 156(4):589-97.
12. Back LJJ, Rekola J, Raittinen L, Halme E, Pietarinen p, Keski-Santti H, et al. The feasibility of NBI in patients with suspected upper airway lesions: A multicenter study. The Laryngoscope. 2017; 127(8): 1821-5.
13. Cosway B, Drinnan M, Paleri V. Narrow band imaging for the diagnosis of head and neck squamous cell carcinoma: A systematic review. Head Neck. 2016;38 Suppl l:E2358-67.
14. Shoffel-Havakuk H, Lahav Y, Meidan B, Haimovich Y, Warman M, Hain M, et al. Does narrow band imaging improve preoperative detection of glottic malignancy? A matched comparison study. The Laryngoscope. 2016.
15. Phạm Vẫn Hữu, Lê Công Định. Kết quả phẫu thuật cắt dây thanh điều trị ung thư thanh quản tại Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học lâm sàng. 2013;69:36-41.
16. Lê Minh Kỳ, Hoàng Vũ Giang, Nguyễn Tiến Hùng, Nguyễn Quang Trung, Tống Xuân Thắng, Nguyễn Đình Phúc, et al. Nghiên cứu ứng dụng vi phẫu thanh quản Laser CO2 trong điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm. Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam. 2015; 60-25(1): 27-31.
17. Brady JS, Marchiano E, Kam D, Baredes S, Eloy JA, Park RC. Survival Impact of Initial Therapy in Patients with T1-T2 Glottic Squamous Cell Carcinoma. Otolaryngol Head Neck Surg. 2016; 155 (2): 257-64.