KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN

Vũ Đức Nhân1,
1 Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: GXCM ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng điều trị muộn sẽ can lệch hoặc bị bỏ xót gây di chứng sụp lõm, vẹo lệch tháp mũi ảnh hưởng chức năng mũi và thẩm mỹ khuôn mặt, gây ảnh hưởng tâm lý của người bệnh. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị GXCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca tiến cứu 13 người bệnh được chẩn đoán GXCM tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn từ 01/01/2020 đến 30/09/2020. Kết quả: Chấn thương GXCM xảy ra chủ yếu ở nam giới (76.9%), tỷ lệ nam:nữ là 3.3:1, độ tuổi trẻ (16-30 tuổi) thường gặp nhất (61.5%). Nguyên nhân GXCM đứng hàng đầu là tai nạn giao thông (61.5%). Hơn 90% là GXCM kín; phân loại theo Ogawa (2002) thường gặp nhất là gãy không di lệch (38.4%), gãy nén và gãy hỗn hợp bằng nhau (23.1%), gãy di lệch sang bên (xương hay vách ngăn) và gãy không phân loại được do phù nề ít gặp nhất và có tỷ lệ bằng nhau (7.7%); gần 30% GXCM phối hợp với các tổn thương khác, trong đó tổn thương mắt và chấn thương chỉnh hình thường gặp nhất với tỷ lệ bằng nhau là 23.1%, ngoài ra còn gặp tổn thương răng hàm mặt và thần kinh sọ não là 15.4%. Tất cả 13 trường hợp đều được chụp X-quang mũi nghiêng, nhưng chỉ 76.9% thấy đường gãy trên phim, 15.4% nghi ngờ có đường gãy và 7.7% không thấy đường gãy mặc dù lâm sàng khám có GXCM và được kiểm chứng lại bằng chụp CT scan sọ não. Có 7/13 người bệnh được chụp CT scan sọ não, phân loại theo Kun Hwang (2006) ghi nhận nhóm I (gãy đơn giản không di lệch) chiếm tỷ lệ cao nhất (42.8%), nhóm III (gãy vụn cài vào nhau hoặc sụp lún) chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (28.6%). Thời gian điều trị nội trú trung bình 4.8 ngày, dưới 3 ngày chiếm 28.6%, từ 4 đến 7 ngày chiếm 71.4%, không có trường hợp trên 7 ngày. Tất cả BN đều có kết quả điều trị đạt sau xuất viện. Kết luận: Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, chủ yếu nam giới và dưới 30 tuổi. Nguyên nhân GXCM đứng hàng đầu là tai nạn giao thông, phân loại theo Ogawa là gãy kín không di lệch, theo Kun Hwang là nhóm I (gãy đơn giản không di lệnh). Chụp CT-scan có độ đặc hiệu cao hơn chụp Xquang xương chính mũi nghiêng đơn thuần. Từ khóa: gãy xương chính mũi, chấn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Thế Anh (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật gãy xương chính mũi đơn thuần, Luận văn Thạc sĩ của Bác sĩ Nội trú, Đại học Y Dược Huế, Huế.
2. Bộ Y tế (2015), "Nắn chỉnh hình tháp mũi sau chấn thương", Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 123-124.
3. Phó Hồng Điệp (2007), Nhận xét về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị qua 49 bệnh nhân gặp tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 01/2005 đến 04/2007, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Chu Tất Hiển, Nguyễn Thị Duyên và Trần Việt Hồng (2003), "Một số nhận xét về gãy xương chính mũi điều trị tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 7(1), tr. 71-74.
5. Nguyễn Duy Huy (2018), Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật chỉnh hình gãy xương chính mũi phối hợp chấn thương đầu cổ, Luận văn Thạc sĩ của Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Huế, Huế.
6. Nguyễn Hữu Khôi, Nguyễn Thị Xuân Hương và Ngô Thị Diễm Trang (2005), "Nghiên cứu một số yếu tố dịch tễ của gãy xương mũi do chấn thương", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 9(1), tr. 116-119.
7. Trần Ngọc Tường Linh và Nguyễn Thị Ngọc Dung (2013), "Khảo sát tình hình gãy xương chính mũi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 17(1), tr. 72-78.
8. Trần Thị Phương (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính của chấn thương tháp mũi, Luận văn thạc sĩ Tai Mũi Họng, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
9. Abdullah Sindi, Yousef Abaalkhail, Moayyad Malas và các cộng sự. (2020), "Patients With Nasal Fracture", The Journal of Craniofacial Surgery 31(3), tr. e275-277.
10. Byung-Hun Kang, Hyo-Sun Kang, Jeong Joon Han và các cộng sự. (2019), "A retrospective clinical investigation for the effectiveness of closed reduction on nasal bone fracture", Maxillofac Plast Reconstr Surg. 41(1), tr. 53.
11. Kun Hwang, o Jung Ki và Sang Hyun Ko (2017), "Etiology of Nasal Bone Fractures", J Craniofac Surg. 28(3), tr. 785-788.
12. Kun Hwang, Sun Hye You, Sun Goo Kim và các cộng sự. (2006), "Analysis of Nasal Bone Fractures; A six - year Study of 503 Patients", Journal of Craniofacial Surgery 17(2), tr. 261-264.
13. Tadahiko Saiki, Teruhiro Ogawa, Kazuaki Kuroda và các cộng sự. (2019), "A Clinical Study on 299 Cases of Nasal Bone Fractures", International Journal of Practical Otolaryngology. 02(01), tr. e1-e6.
14. Takenori Ogawa, Naohiro Suzuki và Takuji Okitsu (2002), "Clinical study and image diagnosis of nasal bone fracture", Pratica Oto-Rhino-Laryngology 95(1), tr. 51-60.