CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHOLESTEATOMA BẨM SINH

Chử Thị Hồng Ninh1, , Đặng Tiến Trường2, Nghiêm Đức Thuận1, Đoàn Thị Hồng Hoa1
1 Học viện Quân Y
2 Trường đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cholesteatoma bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp. Triệu chứng thường khó phát hiện chính xác và điều trị còn nhiều phức tạp với tỉ lệ tái phát khá cao. Mục tiêu: Bài báo này tóm tắt những thông tin hiểu biết gần đây và những khuyến cáo cập nhật về chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh cholesteatoma. Phương pháp: Tìm kiếm các bài báo liên quan chủ đề nghiên cứu bằng công cụ PubMed trực tuyến và các công bố trên tạp chí y khoa được xếp hạng tính điểm. Thuật ngữ được sử dụng gồm: "congenital cholesteatoma", "cholesteatoma bẩm sinh", "diagnosis" and "treatment". Kết quả: Cholesteatoma bẩm sinh được định nghĩa là khối trắng như ngọc trai ở màng nhĩ nguyên vẹn trên bệnh nhân không có tiền sử chảy nước tai, thủng màng nhĩ hoặc các thủ thuật tai trước đó. Cơ chế bệnh sinh của cholesteatoma bẩm sinh vẫn còn gây tranh cãi; tuy nhiên, thuyết tồn dư biểu mô được chấp nhận phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc chứng rối loạn này dường như đang gia tăng. Các vị trí biểu hiện phổ biến nhất khi khám thực thể là góc phần tư trước-trên và sau-trên của màng nhĩ. Điếc dẫn truyền là triệu chứng phổ biến nhất. Hệ thống phân loại giai đoạn cholesteatoma gần đây đã được đề xuất nhằm thống nhất báo cáo và xác định chính xác tình trạng bệnh. Điều trị cholesteatoma bẩm sinh vẫn là phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật 2 giai đoạn được cân nhắc vì tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật giai đoạn 1 khá cao. Kết luận: Cholesteatoma bẩm sinh là khối cholesteatoma trắng ngọc, chẩn đoán thường chậm trễ, biến chứng thường nguy hiểm cũng như điều trị khó khăn. Thông tin cập nhật trong chẩn đoán và điều trị cholesteatoma bẩm sinh góp phần giúp bác sĩ tai mũi họng nâng cao cảnh giác chẩn đoán và xử trí bệnh hiệu quả hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Yung M, Tono T, Olszewska E et al. EAONO/JOS joint consensus statements on the definitions, classification and staging of middle ear cholesteatoma. J Int Adv Otol 2017; 13:1-8.
[2] McCabe R, Lee DJ, Fina M. The endoscopic management of congenital cholesteatoma. Otolaryngologic Clinics of North America 2021; 54:111-123.
[3] Wei B, Zhou P, Zheng Y et al. Congenital cholesteatoma clinical and surgical management. International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology 2023; 164:111401.
[4] Kazahaya K, Potsic WP. Congenital cholesteatoma. Current opinion in otolaryngology & head and neck surgery 2004; 12:398-403.
[5] Gilberto N, Custódio S, Colaço T et al. Middle ear congenital cholesteatoma: systematic review, meta-analysis and insights on its pathogenesis. European Archives of Oto-Rhino-Laryngology 2020; 277:987-998.
[6] Pachpande TG, Singh CV. Diagnosis and treatment modalities of cholesteatomas: a review. Cureus 2022; 14.
[7] Zaman SU, Rangankar V, Muralinath K et al. Temporal bone cholesteatoma: typical findings and evaluation of diagnostic utility on high resolution computed tomography. Cureus 2022; 14.
[8] Maccarrone F, Cantaffa C, Genovese M et al. Fusion computed tomography–magnetic resonance imaging scans for pre-operative staging of congenital middle-ear cholesteatoma. The Journal of Laryngology & Otology 2023:1-5.
[9] Reuven Y, Raveh E, Ulanovski D et al. Congenital cholesteatoma: Clinical features and surgical outcomes. International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology 2022; 156:111098.
[10] Bennett M, Warren F, Jackson GC, Kaylie D. Congenital cholesteatoma: theories, facts, and 53 patients. Otolaryngologic Clinics of North America 2006; 39:1081-1094.