Đánh giá kết quả điều trị polyp dây thanh bằng phẫu thuật kết hợp với tiêm corticoid tại chỗ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và nội soi hoạt nghiệm của polyp dây thanh. Đánh giá kết quả điều trị bằng phẫu thuật kết hợp với tiêm corticoid vào dây thanh qua hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản và các thang điểm cảm thụ âm.
Phương pháp: Nghiên cứu: mô tả, cắt ngang 70 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là polyp dây thanh và điều trị bằng phương pháp vi phẫu thuật kết hợp với tiêm corticoid dây thanh tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Bạch Mai từ (07/2022 – 06/2023).
Kết quả: Lứa tuổi hay gặp nhất 21 - 60 tuổi (90%), tỷ lệ nữ/ nam: 1,13/1, khàn tiếng (100%). Tổn thương trên dây thanh hay gặp: phù nề, xung huyết (100%), sóng niêm mạc giảm (100%), biên độ dây thanh giảm (100%), (100%) bờ tự do dây thanh không thẳng, thanh môn khép không kín, có (58,6%) co thắt trên thanh môn. Tại thời điểm 3 tháng sau mổ: thang VHI trước mổ trung bình 22 điểm, sau mổ giảm xuống còn 8 điểm. Thang điểm GRBAS trước mổ tình trạng RLG mức độ nặng 15,8%; trung bình 47,1%; sau mổ 88,6% giọng nói BN trở về bình thường, 10 % RLG mức độ nhẹ; 1,4% RLG mức độ trung bình, không có BN nào bị RLG mức độ nặng. Phân tích chất thanh với chỉ số Jitter cục bộ: giá trị trung bình giảm từ 0,86%; sau mổ xuống còn 0,23%. Chỉ số Shimmer: giá trị trung bình giảm từ 6,1%; sau mổ xuống còn 1,31%. Chỉ số HNR: Giá trị trung bình của HNR trước điều trị 16,92 dB tăng sau mổ 23,78 dB. Tại dây thanh có polyp tình trạng phù nề, xung huyết niêm mạc đã giảm rõ rệt chỉ còn (7,1%), sóng niêm mạc được hồi phục (92,9%) trở về bình thường, (94,3%) biên độ trở về bình thường, (94,3%) bờ tự do thẳng và mềm mại; có 97,1% dây thanh khép kín, tình trạng co thắt trên thanh môn giảm chỉ còn (7,1%). Tại dây thanh không có polyp: tình trạng phù nề, xung huyết niêm mạc đã giảm rõ rệt chỉ còn (2,9%); tất cả các trường hợp sóng niêm mạc được hồi phục trong đó có (100%) trở về bình thường; (100%) biên độ trở về bình thường, bờ tự do thẳng và mềm mại, có (97,1%) dây thanh khép kín, tình trạng co thắt trên thanh môn giảm chỉ còn (7,1%), không bị sẹo xơ dây thanh. Không có ca nào bị dính mép trước. Do vậy, tiêm corticoid vào dây thanh có polyp và vị trí dầy niêm mạc dây thanh bên đối diện đã có tác dụng chống viêm và giảm tái tạo các nguyên bào sợi giúp phục hồi sóng niêm mạc và biên độ dây thanh, giảm tình trạng xung huyết, tránh sẹo xơ và dính mép trước dây thanh.
Đánh giá kết quả chung: có 90% đạt mức tốt và 10% đạt mức trung bình, không có trường hợp nào kết quả xấu.
Kết luận: Phẫu thuật vi phẫu thanh quản kết hợp tiêm corticoid dây thanh là phương pháp rất có giá trị trong điều trị polyp dây thanh hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Phương pháp này nên được phổ cập rộng rãi tại các cơ sở chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Polyp dây thanh, vi phẫu thanh quản kết hợp tiêm corticoid tại chỗ, nội soi hoạt nghiệm thanh quản
Tài liệu tham khảo
2. Trần Việt Hồng (2010). Vi phẫu thuật thanh quản người lớn qua nội soi ống cứng, Luận án tiến sỹ y học, Đại học y dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Khắc Hòa (2014). Nghiên cứu nội soi hoạt nghiệm, phân tích chất thanh và đánh giá kết quả điều trị u nang dây thanh, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, 76.
4. Lê Văn Lợi (1999). Thanh học các bệnh về giọng nói, lời nói và ngôn ngữ. Nhà xuất bản Y học, 15 - 88.
5. Nguyễn Phương Mai (1999). Nhận xét lâm sàng và kết quả điều trị tổn thương lành tính tại dây thanh tại trung tâm Tai Mũi Họng thành phố Hồ chí Minh, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
6. Byung-Joo Lee Tack-Kyun Kwon Clark A. Rosen. Vocal Fold Injection. Springer; 2021
7. Chang CWD, McCoul ED, Briggs SE, et al. Corticosteroid Use in Otolaryngology: Current Considerations During the COVID-19 Era. Otolaryngol--Head Neck Surg Off J Am Acad Otolaryngol-Head Neck Surg. Published online December 7, 2021:1945998211064275. doi:10.1177/01945998211064275
8. Hirano M, Kakita Y (1985). Cover-body theory of vocal fold vibration. Speech science: recent advances, D.R.G.S. Diego, Editor, College-Hill Press.
9. Mortensen M. Laryngeal steroid injection for vocal fold scar. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg. 2010;18(6):487-491. doi:10.1097/MOO.0b013e32833fe112
10. Rafii B, Sridharan S, Taliercio S, et al. Glucocorticoids in laryngology: a review. The Laryngoscope. 2014;124(7):1668-1673. doi:10.1002/lary.24556
11. Wang CT, Liao LJ, Cheng PW, Lo WC, Lai MS. Intralesional steroid injection for benign vocal fold disorders: a systematic review and meta- analysis. The Laryngoscope. 2013;123(1):197-203. doi:10.1002/lary.23551