Đặc điểm vi khuẩn và kháng sinh đồ bệnh tai mũi họng ở trẻ em dưới 6 tuổi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn và kháng sinh đồ bệnh tai mũi họng ở trẻ em dưới 6 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 157 mẫu bệnh phẩm, nghiên cứu mô tả từng trường hợp. Kết quả: Trong 157 trường hợp trẻ được lấy bệnh phẩm, có 28,03% cho kết quả âm tính còn lại 71,97%, Chủng vi khuẩn M. catarrhalis gặp nhiều nhất với 60,18%, đa số mẫu chỉ nhiễm 1 vi khuẩn chiếm 88,5%; Vi khuẩn S. pneumoniacòn nhạy cảm cao với Penicillin G, Levofloxacin và Vancomycin, tỷ lệ lần lượt là 76,9%, 88,2% và 91,7%; H. influenza tỷ lệ kháng với nhóm beta-lactam cao, còn nhạy với nhóm nhóm Quinolon; Vi khuẩn S. aureus tỷ lệ kháng với kháng sinh Gentamycin, Penicillin G và Oxacillin là 100%, ở nhóm kháng sinh Quinolon, nhạy cảm với Ciprofloxacin và Levofloxacin 100%; Phần lớn vi khuẩn M. catarrhalis nhạy cảm với kháng sinh nhóm beta-lactam. Kết luận: Đối với bệnh lý vùng Tai Mũi Họng ở trẻ em chủ yếu nhiễm 1 loại vi khuẩn, hay gặp nhất vi khuẩn M. catarrhalis gặp nhiều nhất với 60,18%. Mặc dù vẫn có nhiều loại kháng sinh đáp ứng với các chủng phân lập được, tuy nhên tỷ lệ kháng thuốc của các vi khuẩn này ở cộng đồng chiếm tỷ lệ cao.
Từ khóa
Viêm đường hô hấp trên trẻ em, , nnhiễm khuẩn tai mũi họng
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Hoài An (2003). Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em phường Trung Tự, Hà Nội. Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Vũ Văn Thành (2012), "Nghiên cứu căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Nha Trang năm 2009", Luận án Tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.
4. Jacoby P., Watson K., Bowman J., et al. (2007), "Modelling the co-occurrence of Streptococcus pneumoniae with other bacterial and viral pathogens in the upper respiratory tract". Vaccine, 25(13): 2458-2464.
5. Regev-Yochay G., Dagan R., Raz M., et al. (2004), "Association between carriage of Streptococcus pneumoniae and Staphylococcus aureus in Children". Jama, 292(6): 716-720.
6. Olzowy B., Kresken M., Havel M., et al. (2017), "Antimicrobial susceptibility of bacterial isolates from patients presenting with ear, nose and throat (ENT) infections in the German community healthcare setting". Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 36(9): 1685-1690.
7. Ding Y. L., Fu J., Chen J., et al. (2018), "Molecular characterization and antimicrobial susceptibility of Staphylococcus aureus isolated from children with acute otitis media in Liuzhou, China". BMC Pediatr, 18(1): 388.