Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u lành tính tuyến mang tai tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 2020-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng u lành tính tuyến mang tai tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 35 bệnh nhân u lành tính tuyến nước bọt mang tai được phẫu thuật tại Bệnh viện TW Thái Nguyên từ T1/2020 – T7/2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình: 54,5 ± 16; nam/ nữ = 1,69/1; 100% triệu chứng cơ năng đến khám là khối u 1 bên vùng mang tai. Thời gian xuất hiện u cho đến khi vào viện trong khoảng 12 tháng-60 tháng chiếm 68,8%. U ở thùy nông chiếm đa số 29/35 BN. Tế bào học trước mổ và mô bệnh học sau mổ có sự tương đồng với kết quả u tuyến đa hình gặp nhiều nhất, sau đó là u warthin. Kết luận: u lành tính tuyến mang tai thường xuất hiện ở tuổi trung niên, gặp ở nam nhiều hơn nữ. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu xuất hiện khối u vùng mang tai. Kết quả siêu âm, tế bào trước mổ, mô bệnh học sau mổ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định u là lành tính.
Từ khóa
U tuyến nước bọt mang tai, lành tính, phẫu thuật, đặc điểm lâm sàng
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Trần Quang Long (2006), "Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến mang tai và các biến chứng tại Bệnh viện Tai mũi họng trung ương (Từ tháng 1/2004 đến tháng 8/2006)", CN Tai Mũi Họng
3. Vũ Trung Lương (2001), "U lành tính tuyến nước bọt mang tai và tình hình điều trị tại Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương từ tháng 1/1999 đến tháng 6/2001", CN Tai mũi họng
4. Lê Văn Quang(2013), "Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u biểu mô lành tính tuyến mang tai từ 2009-2013",
5. Hàn Thị Vân Thanh (2001), "Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai ở Bệnh viện K từ 1996-2001", CN Ung thư
6. Cannon C.R., Replogle W.H., Schenk M.P. (2004), "Facial nerve in parotidectomy: A topographical analysis.". The Laryngoscope. 114 (11): p. 2034-2037.
7. Gaillard C., Périé S., Susini B., et al (2005), "Facial nerve dysfuntion after parotidectomy: The role of local factor.". The Laryngoscope. 115 (2): p. 287-291.
8. Ştefănescu, E. H. et al (2022), "Benign tumors of the superficial lobe of the parotid gland". Rom J Morphol Embryol. 63(3): p. 563-567.
9. Suzuki, S. et al "A retrospective study of parotid gland tumors at a single institution". Oncol Lett. . 24(1): p. 207-218.