Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt bán phần thanh quản trên nhẫn kiểu chep điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật cắt bán phần thanh quản trên nhẫn kiểu CHEP điều trị ung thư thanh quản giai đoạn sớm. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, với 27 bệnh nhân đã chẩn đoán ung thư thanh quản giai đoạn T1 và T2 được phẫu thuật cắt bán phần thanh quản trên nhẫn kiểu CHEP tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM từ tháng 12/2018 đến tháng 4/2022. Kết quả: Mẫu nghiên cứu có tỉ lệ nam: nữ = 8:1, độ tuổi trung bình là 59.5 ± 6.4 tuổi, thói quen hút thuốc lá chiếm 77.8%, với triệu chứng khàn tiếng trong vòng 3 tháng chiếm 51.8%. Giai đoạn T1 chiếm 85%, N0 chiếm 100%. Số ngày hậu phẫu trung bình là 17.6 ± 4.2 ngày. Biến chứng chiếm 29.6% (8 ca). Biên phẫu thuật nghi ngờ trong 18.5% (5 ca); 2 ca nghịch sản được theo dõi định kì, 3 ca biên còn tế bào u được xạ trị. Tỷ lệ tái phát là 3.7%. Phẫu thuật cắt sụn phễu 1 bên chiếm 11% (3 ca). Thời gian đặt canula mở khí quản sau mổ trung bình là 12.4± 6.5 ngày. Tuổi và chức năng hô hấp không có tương quan với thời gian phục hồi chức năng thở (p = 0.3 và 0.28). Phẫu thuật cắt sụn phễu có liên quan đến thời gian phục hồi chức năng thở (p = 0.049). 96.3% ca được tập thở vào ngày thứ 5 sau phẫu thuật. Thời gian đặt ống Tube Levin sau mổ trung bình là 11.3 ±5.7 ngày. Thời gian khai khí đạo có tương quan khá chặt với thời gian đặt ống nuôi ăn với r = 0.64 (p < 0.01). Bệnh nhân được tập ăn từ ngày thứ 7 sau mổ. Chức năng nuốt có ảnh hưởng trung bình nhẹ đến cuộc sống với điểm số trung bình bảng kê rối loạn nuốt của viện MD Anderson dao động từ 79 đến 82%. Điểm số chỉ số khuyết tật giọng nói VHI- 10: tổng trung bình là 22/40 điểm. Kết luận: Phẫu thuật cắt bán phần thanh quản trên nhẫn kiểu CHEP là phương pháp phẫu thuật an toàn đảm bảo lấy được bệnh tích, phục hồi được một phần cấu trúc giải phẫu và bảo tồn được chức năng sinh lý của thanh quản.
Từ khóa
CHEP, ung thư thanh quản, cắt bán phần thanh quản trên nhẫn
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nhan Trừng Sơn (2016), "Tai mũi họng", tập 2, nhà xuất bản Y học.
3. Tống Xuân Thắng (2007), "Nghiên cứu cắt một phần thanh quản trên nhẫn có tạo hình kiểu nhẫn- móng- thanh thiệt", Luận Án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Văn Thiệp và cs (2008), "Phẫu thuật cắt thanh quản trên sụn nhẫn kết hợp sụn nhẫn, sụn nắp và xương móng trong điều trị ung thư thanh môn trong giai đoạn sớm". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 4 (12), tr. 51- 56.
5. Gallo A., Manciocco V., Tropiano M. L. (2004), "Prognostic value of resection margins in supracri- coid laryngectomy", Laryngoscope, 114 (4), pp. 616-21
6. Global Cancer Observatory 2018 - To chtic y te the gidi: https://gco.iarc.fr/today/home
7. Laccourreye O. (2002), "Analysis of local re¬currence in patients with selected T1-3N0M0 squa¬mous cell carcinoma of the true vocal cord man-aged with a platinum-based chemotherapy-alone regimen for cure", Ann Otol Rhinol Laryngol, 111 (4), pp. 315-21.
8. Naudo P. (1998), “Complications and function¬al outcome after supracricoid partial laryngectomy with cricohyoidoepiglottopexy”, Otolaryngol Head Neck Surg 1998;118:124-9
9. Schindler A. (2006), "Long-term voice and swallowing modifications after supracricoid laryn¬gectomy: objective, subjective, and self-assessment data", Am J Otolaryngol, 27 (6), pp. 378-83.
10. Sinard R.J, Netterville J.L, Ossoff R.H (2003), “Squamous Cell Cancer of the Larynx”, The Larynx, trang 337-377.