Đánh giá kết điều trị nội soi cắt vách mũi xoang cải tiến tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM

Lê Danh Ngọc1,, Nguyễn Minh Hảo Hớn2
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết điều trị nội soi cắt vách mũi xoang cải tiến tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả hàng loạt ca với 96 xoang hàm của 90 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt vách mũi xoang cải tiến tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh từ T11/2019 đến T11/2021. Kết quả: Trong 90 bệnh nhân được phẫu thuật thì có tới 60 trường hợp có tiền căn phẫu thuật. Trong các nguyên nhân gây bệnh, thường gặp nhất u nhầy 42,2 % và viêm mũi xoang tái phát 33,3 %. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật trung bình là 12,58 tháng. Thang điểm Snot 22 trước và sau mổ với điểm trung bình là 9,91 và 4,99. Theo thang điểm Lund Kenedy trước và sau mổ trung bình là 3,8 và 2,1. Trong 30 trường hợp viêm mũi xoang mạn tính dai dẳng ghi nhận tỷ lệ thành công cải thiện triệu chứng đáng kể chiếm 67,7%; cải thiện một phần triệu chứng chiếm 33,3% và không ghi nhận trường hợp nào không cải thiện. Biến chứng sau mổ chỉ ghi nhận 1 trường hợp bị chảy máu sau mổ, 1 trường hợp cắt ống lệ tỵ trong lúc mổ. Theo dõi sau đó tất cả đều ổn. Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt vách mũi xoang cải tiến nhằm loại bỏ hoàn toàn bệnh tích và niêm mạc không có khả năng hồi phục, dẫn lưu và thông khí lâu dài cho các xoang trong khi vẫn giữ lại niêm mạc và hậu phẫu có thể dễ dàng tiếp cận được vùng mổ. Kỹ thuật này đã khắc phục được một số hạn chế mà kỹ thuật cắt vách mũi xoang hay Caldwell Luc gây đóng vẩy hố mổ, mất chức năng sinh lý, sẹo co kéo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Viết Luân (2017) “Ứng dụng đường mổ nội soi trước ống lệ mũi trong phẫu thuật khối u lành tính xoang hàm”, Tạp chí Y học thành phố Hồ CHí Minh.
2. Bradford A. Woodworth, et al (2006). “Modified Endoscopic Medial Maxillectomy for Chronicmaxillary Sinusitis”. Am J Rhinol 20, pp 317–319.
3. Busaba NY, Siegel N, Salman SD: Bacteriology of nontraumatic maxillary sinus mucoceles versus chronic sinusitis. Laryngoscope 2000, 110:969-971
4. Do-Yeon Cho, M.D., Peter H. Hwang (2014). “Results of Endoscopic Maxillary Mega-antrostomy in Recalcitrant Maxillary Sinusitis”. Am J Rhinol, 22, pp 658–662.
5. David W. Kennedy, Peter H. Hwang (2012). Rhinology : diseases of the nose, sinuses, and skull base. Thieme Medical Publishers.
6. Eric W. Wang, MD, Jessica L. Gullung, et al (2011). “Modified Endoscopic Medial Maxillectomy for Recalcitrant Chronic Maxillary Sinusitis”. Int Forum Allergy Rhinol,1: 493-497.
7. James N.Palmer, Alexander G.Chiu (2019). “Modified medial maxillectomy for recalcitrant maxillary sinusitis”. Atlas of Endoscopic Sinus and Skull Base surgery, 15:123-132.
8. Milena L.Costa, et al (2015), “Long-term outcomes of endoscopic maxillary mega-antrostomy for refractory chronic maxillary sinusitis”. Int Forum Allergy Rhinol. 2015; 5: 60–65
9. Ponnaiah Thulasidas, et al (2014). “Role of Modified Endoscopic Medial Maxillectomy in Persistent Chronic Maxillary Sinusitis”. Int Arch Otorhinolaryngol, 18: 159-164.
10. Wormald P J, (2018), Endoscopic sinus surgery : anatomy, three-dimensional reconstruction, and surgical technique, NewYork: Thieme, pp.