TỔNG QUAN VỀ QUAN ĐIỂM ĐIỀU TRỊ RÒ XOANG LÊ HIỆN NAY: NỘI SOI ĐÓNG LỖ RÒ HAY LẤY TOÀN BỘ ĐƯỜNG RÒ?

Trần Văn Bửu1, , Phan Hữu Ngọc Minh1
1 Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bối cảnh/Mục tiêu: Rò xoang lê là bất thường bẩm sinh hiếm gặp nhất trong số các bất thường bẩm sinh vùng mang. Điều trị bệnh lý này thường gồm 2 quá trình là điều trị nhiễm trùng trong giai đoạn cấp và điều trị triệt để đường rò trong giai đoạn ổn định nhằm phòng ngừa tái phát. Phương pháp nào là tối ưu trong điều trị triệt để rò xoang lê đang là vấn đề gây tranh cãi hiện nay. Mặc dù phẫu thuật lấy đường rò toàn bộ đóng vai trò chủ đạo, nhưng phẫu thuật nội soi đóng lỗ rò là phương pháp can thiệp tối thiếu tỏ ra hiệu quả và an toàn. Bài tổng quan này nhằm bàn luận cách tiếp cận tốt nhất trong điều trị rò xoang lê dựa vào các bằng chứng hiện có. Phương pháp: Tìm kiếm các bài báo có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bằng công cụ PubMed sử dụng các từ khóa “piriform sinus fistula’’ OR ‘‘third branchial cleft anomaly’’ OR ‘‘fourth branchial cleft anomaly’’ AND ‘‘endoscopic cauterization’’ OR “endoscopic ablation” OR “endoscopic obliteration” OR “open surgical excision” OR “open fistulectomy”. Kết quả: Tỷ lệ thành công của hai phương pháp là tương đương nhau, tuy nhiên phương pháp nội soi ít biến chứng hơn.
Trong số các kỹ thuật đóng lỗ rò qua nội soi, không có kỹ thuật nào tỏ ra vượt trội hơn kỹ thuật khác. Một lưu đồ xử trí rò xoang lê dựa vào bằng chứng được đề xuất. Trong giai đoạn cấp, nếu có chỉ định dẫn lưu áp xe (chèn ép đường thở, biến chứng, abscess > 2.2 cm trên CT scan, tuổi < 4, phải điều trị tại ICU) thì dẫn lưu áp xe và nội soi đóng lỗ rò đồng thời. Nếu không có chỉ định dẫn lưu áp xe thì điều trị nội khoa với kháng sinh nhóm penicillin kết hợp với chất ức chế β-lactamase hoặc kháng sinh bền vững với β-lactamase phối hợp với một kháng sinh hiệu quả với vi khuẩn kỵ khí. Điều trị triệt để đường dò nên tiến hành trong giai đoạn ổn định, trong đó nội soi đóng lỗ rò là phương pháp đầu tay, có thể lặp lại đến 2 lần nếu thất bại. Phẫu thuật mở lấy đường rò toàn bộ dành cho trường hợp không phát hiện lỗ rò trong hoặc thất bại sau nội soi đóng lỗ rò. Kết luận: Cả hai phương pháp nội soi đóng lỗ rò và lấy đường rò toàn bộ đều giữ vị trí quan trọng trong điều trị rò xoang lê và có thể bổ sung cho nhau. Phẫu thuật nội soi đóng lỗ rò nên là phương pháp đầu tay, phẫu thuật mở lấy đường rò toàn bộ dành cho trường hợp không phát hiện lỗ rò trong hoặc thất bại sau nội soi đóng lỗ rò.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nicoucar, K., et al., Management of congenital third branchial arch anomalies: a systematic review. Otolaryngol Head Neck Surg, 2010. 142(1): p. 21-28 e2.
2. Nicoucar, K., et al., Management of congenital fourth branchial arch anomalies: a review and analysis of published cases. J Pediatr Surg, 2009. 44(7): p. 1432-9.
3. Rea, P.A., B.E. Hartley, and C.M. Bailey, Third and fourth branchial pouch anomalies. J Laryngol Otol, 2004. 118(1): p. 19-24.
4. Chen, T., et al., Pyriform sinus fistula in children: A comparison of endoscopic-assisted surgery and endoscopic radiofrequency ablation. J Pediatr Surg, 2021. 56(4): p. 800-804.
5. Hwang, J., et al., Excision versus trichloroacetic acid (TCA) chemocauterization for branchial sinus of the pyriform fossa. J Pediatr Surg, 2015. 50(11): p. 1949-53.
6. Lachance, S. and N.K. Chadha, Systematic Review of Endoscopic Obliteration Techniques for Managing Congenital Piriform Fossa Sinus Tracts in Children. Otolaryngol Head Neck Surg, 2016. 154(2): p. 241-6.
7. Derks, L.S., et al., Surgery versus endoscopic cauterization in patients with third or fourth branchial pouch sinuses: A systematic review. Laryngoscope, 2016. 126(1): p. 212-7.
8. Madana, J., et al., Complete congenital third branchial fistula with left-sided, recurrent, suppurative thyroiditis. J Laryngol Otol, 2010. 124(9): p. 1025- 9.
9. Ford, G.R., et al., Branchial cleft and pouch anomalies. J Laryngol Otol, 1992. 106(2): p. 137-43.
10. James, A., et al., Branchial sinus of the piriform fossa: reappraisal of third and fourth branchial anomalies. Laryngoscope, 2007. 117(11): p. 1920- 4.
11. Thomas, B., et al., Revisiting imaging features and the embryologic basis of third and fourth branchial anomalies. AJNR Am J Neuroradiol, 2010. 31(4): p. 755-60.
12. Miyauchi, A., et al., Piriform sinus fistula and the ultimobranchial body. Histopathology, 1992. 20(3): p. 221-7.
13. Zhu, H., et al., Diagnosis and management of pyriform sinus cyst in neonates: 16-year experience at a single center. J Pediatr Surg, 2017. 52(12): p. 1989-1993.
14. Garrel, R., et al., Fourth branchial pouch sinus: from diagnosis to treatment. Otolaryngol Head Neck Surg, 2006. 134(1): p. 157-63.
15. Hosokawa, T., et al., Optimal Timing of the First Barium Swallow Examination for Diagnosis of Pyriform Sinus Fistula. AJR Am J Roentgenol, 2018. 211(5): p. 1122-1127.
16. Goff, C.J., C. Allred, and R.S. Glade, Current management of congenital branchial cleft cysts, sinuses, and fistulae. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg, 2012. 20(6): p. 533-9.
17. Pahlavan, S., et al., Microbiology of third and fourth branchial pouch cysts. Laryngoscope, 2010. 120(3): p. 458- 62.
18. Lawrence, R. and N. Bateman, Controversies in the management of deep neck space infection in children: an evidence-based review. Clin Otolaryngol, 2017. 42(1): p. 156-163.
19. Pu, S., et al., Open Surgical Excision Versus Endoscopic Radiofrequency Ablation for Piriform Fossa Fistula. Ear Nose Throat J, 2021. 100(5_suppl): p. 700S-706S.
20. Chen, E.Y., et al., Endoscopic electrocauterization of pyriform fossa sinus tracts as definitive treatment. Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 2009. 73(8): p. 1151-6.
21. Miyauchi, A., et al., Evaluation of chemocauterization treatment for obliteration of pyriform sinus fistula as a route of infection causing acute suppurative thyroiditis. Thyroid, 2009. 19(7): p. 789-93.
22. Leboulanger, N., et al., Neonatal vs delayed-onset fourth branchial pouch anomalies: therapeutic implications. Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 2010. 136(9): p. 885-90.
23. Cha, W., et al., Chemocauterization of the internal opening with trichloroacetic acid as first-line treatment for pyriform sinus fistula. Head Neck, 2013. 35(3): p. 431-5.