SỬ DỤNG VẠT CÂN CƠ THÁI DƯƠNG TRONG TÁI TẠO KHUYẾT HỔNG VÙNG ĐẦU MẶT CỔ

Lý Xuân Quang1,, Văn Thị Hải Hà1, Trần Ngọc Tường Linh1, Trần Thanh Tài1
1 Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Vạt cân cơ thái dương (VCCTD) là một trong những công cụ hữu ích được ứng dụng trong phẫu thuật tái tạo khuyết hổng vùng đầu mặt cổ. Nhằm đưa ra những kinh nghiệm của chúng tôi trong sử dụng VCCTD để tái tạo các khuyết hổng khác nhau, thu hoạch vạt và đánh giá trên lâm sàng đối với loại vạt đa năng này. Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca. Tất cả người bệnh đã được tái tạo khuyết hổng bằng VCCTD sau phẫu thuật vùng đầu mặt cổ từ tháng 01/2018 đến 04/2022 tại khoa Tai Mũi Họng thuộc bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Các khuyết hổng bao gồm nguyên nhân khối u hoặc bẩm sinh. Những đặc điểm của người bệnh, vị trí khuyết hổng, kết quả sau phẫu thuật và các biến chứng sau tái tạo vạt được ghi nhận. Kết quả: Tổng cộng có 16 người bệnh thoả tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình của tất cả người bệnh là 60,7 tuổi. VCCTD được sử dụng để tái tạo tại các vị trí: khuyết hổng miệng, khẩu cái cứng và mềm, xương hàm trên, sàn sọ và hốc mắt. Hoại tử vạt không có trường hợp (TH) nào được ghi nhận. 2 TH đã được tái tạo hõm thái dương. Kết luận: Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi về việc sử dụng VCCTD có cuống mạch thái dương sâu, loại vạt này đã giúp đạt được kết quả thẩm mỹ tương đối và mang đến sự hài lòng cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lentz J (1895). Ankylose osseuse de la mâchoire inférieure, résection du col condyle avec interposition du muscle temporal entre les surfaces de résection. Congrès Franc de Chir, 113.
2. Golovine S (1898). Procédé de cloture plastique de l'orbite après l'exenteration. Arch Ophthalmol, 18:679-680.
3. Gilles H, Plastic Surgery of the Face. London. 1920, Oxford.
4. Rambo J T (1958). Musculoplasty: a new operation for suppurative middle ear deafness. Transactions-American Academy of Ophthalmology arid Otolaryngology. American Academy of Ophthalmology and Otolaryngology, 62(2): 166-177.
5. Shagets F w, Panje w R, Shore J w (1986). Use of temporalis muscle flaps in complicated defects of the head and face. Archives of Otolaryngology- Head & Neck Surgery, 112(l):60-65. 6. Bradley PBrockbank J (1981). The temporalis muscle flap in oral reconstruction: a cadaveric, animal and clinical study. Journal of Maxillofacial Surgery, 9:139-145.
7. Eldaly A, et al (2008). Temporalis myofascial flap for primary cranial base reconstruction after tumor resection. Skull Base, 18(04):253-263.
8. Sơn L V (2004). Phục hồi các khuyết vùng hàm mặt bằng vạt cân cơ thái dương. Đại học Y Hà Nội.
9. Cheung L (1996). The blood supply of the human temporalis muscle: a vascular corrosion cast study. Journal of anatomy, 189(Pt 2):431.
10. Hanasono M M, Utley D s, Goode R L (2001). The temporalis muscle flap for reconstruction after head and neck oncologic surgery. The Laryngoscope, 111(10): 1719-1725.
11. Clauser L (1998). The temporalis muscle Hap revisited on its centennial: advantages, newer uses, and disadvantages. Plastic and Reconstructive Surgery, 101 (4): 1154- 1155.
12. Colmenero c, et al (1991). Temporalis myofascial flap for maxillofacial reconstruction. Journal of oral and maxillofacial surgery, 49(10): 1067- 1073.