NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA MỀM SỤN THANH QUẢN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mềm sụn thanh quản (MSTQ) là nguyên nhân thường gặp nhất của thở rít bẩm sinh, do cấu trúc mô nâng đỡ thanh quản và thượng thanh môn sa vào đường thở trong thì hít vào. Hầu hết trẻ bị mềm sụn thanh quản thường có triệu chứng nhẹ, các triệu chứng sẽ giảm khi trẻ 18-24 tháng. Bệnh mức độ nặng ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn, phát triển tâm vận, tăng số lần, thời gian nằm viện, thậm chí tử vong. Trước đây, việc thăm khám và đánh giá thanh quản ở trẻ em thường khó khăn vì trẻ không hợp tác, ngày nay với sự tiến bộ của nội soi ống mềm có nhiều ưu điểm hơn so với soi trực tiếp dưới gây mê. Ở nước ta, cho tới nay, có vài nghiên cứu về mềm sụn thanh quản nhưng vẫn chưa thống nhất phân loại mềm sụn thanh quản ở trẻ em, cũng như đối chiếu hình ảnh nội soi với hình thái lầm sàng, khảo sát những bệnh lý đi kèm ảnh hưởng đến mức độ nặng của mềm sụn thanh quản còn ít được quan tâm. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của MSTQ, mối liên quan của bệnh lý đi kèm với mức độ nặng của MSTQ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả loạt ca. Tất cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú có MSTQ từ tháng 06/2020 đến tháng 08/2022 tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Kết quả: Tuổi trung bình là 7,5 ± 2,9 tháng, tỷ lệ nhóm > 3 - 1 8 tháng cao nhất (75,6%). Nhóm > 18 tháng có 100% mức độ nhẹ. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiếm 18,6%. Tỷ lệ sinh non, nhẹ cân chiếm 25,2%. Tiếng thở rít thanh quản điển hình (100%), khó bú, khó nuốt, sặc, biến dạng lồng ngực chỉ gặp ở mức độ nặng. Theo phân loại Thompson, MSTQ mức độ nhẹ (87,2%), trung bình (4,7%), nặng (8,1%). Theo phân loại Olney, MSTQ type I (69,8%), type II (15,1%), type III (7%), type phối hợp (8,1%). Bệnh lý đi kèm chiếm tỷ lệ 37,2%, trong đó trào ngược họng thanh quản là bệnh kèm theo thường gặp nhất, kế đến là tình trạng viêm phổi (24,4%), tim bẩm sinh (3,5%), bất thường thần kinh (4,7%), hội chứng Down (2,3%). MSTQ trung bình và nặng có 100% LPR cao hơn MSTQ nhẹ (28%), LPR trong nhóm có bệnh lý đi kèm (62,5%) nhiều hơn nhóm không có bệnh lý đi kèm (37,5%), khác biệt có ý nghĩa thống kê (c2; p= 0,002). Tổn thương đường thở đi kèm (26,7%), trong đó hẹp hạ thanh môn và mềm sụn khí quản thường gặp nhất (9,3%). Tổn thương đường thở đi kèm ở MSTQ nặng (85,7%), trung bình (50%), nhẹ (20%). Kết luận: MSTQ thường nhẹ (87,2%). Phân loại mức độ nặng theo triệu chứng lâm sàng của tác giả Thompson khác biệt không có ý nghĩa thống kê với phân loại qua nội soi theo tác giả Olney (c2; p= 0,2). Các bệnh lý đi kèm khác nhau đặc biệt là tổn thương đường thở có ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh nặng.
Từ khóa
Mềm sụn thanh quản, trào ngược họng thanh quản, nội soi thanh quản ống mềm
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
Evaluation of allergic sensitization and gastroesophageal reflux disease in children with recurrent croup. Pediatr Int 2009 Oct; 51(5): 661-665.
2. Boogaard R, Huijsmans SH, Pijnenburg MWH, Tiddens HAWM, de Jongste JC, Merkus PJFM. Tracheomalacia and bronchomalacia in children: incidence and patient characteristics. Chest 128 (2005): 3391-3397.
3. D. M. Thompson, Laryngomalacia: factors that influence disease severity and outcomes of management, Current Opinion in Otolaryngology and Head and Neck Surgery 2010, 18(6), 564- 570.
4. D. Preciado, G. Zalzal, A systematic review of supraglottoplasty outcomes, Arch. Otolaryngol. Head Neck Surg. 138 (8) (2012) 718-721.
5. G. T. Richter and D. M. Thompson, The Surgical Management of Laryngomalacia, Otolaryngologic Clin- ics of North America 2008, vol. 41, no. 5, pp. 837-864.
6. Hoff SR, Schroeder Jr JW, Rastatter JC, et al. Supraglottoplasty outcomes in relation to age and comorbid conditions. Int J Pediatr Otorhinolaryngol 2010; 74(3): 245-9.
7. J.p. Simons, P.J. Thottam, s. Choi, et al. Clinical relevance of quality of life in laryngomalacia. Laryngoscope 2016; 126 (5) 1232-1235.
8. Landry AM, Thompson DM. Laryngomalacia: disease presentation, spectrum, and management. Int J Pediatr 2012; 2012:753526
9. Martijn, van der Heijden M, Dikkers FG, Hal- mos GB. Treatment outcome of supraglottoplasty vs. wait-and-see policy in patients with laryngomalacia. Eur Arch Otorhinolaryngol 2016; 273: 1507-1513.
10. Zoumalan R, Maddalozzo J, Holinger LD. Etiology of stridor in infants. Ann Otol Rhinol Laryngol 2007; 116: 329- 34.