KHẢO SÁT VI KHUẨN VÀ KHÁNG SINH ĐỒ Ở CÁC BỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh lý nhiễm trùng vùng tai mũi họng là những bệnh rất thường gặp. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích định hướng đúng về chủng vi khuẩn hiện tại thường gặp của từng vùng trong các bệnh lý nhiễm trùng vùng tai mũi họng để sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm một cách hiệu quả nhất trước khi có kết quả định danh và kháng sinh đồ vi khuẩn. Mục tiêu: Phân bố và đề kháng kháng sinh của các loài vi khuẩn trên bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng vùng tai mũi họng. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang trên 72 bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng tai mũi họng có kết quả nuôi cấy vi khuẩn dương tính tại khoa Tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi phân lập được 78 vi khuẩn ở các bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Staphylococcus aureus (26,9%), Pseudomonas aeruginosa (24,4%), và Klebsiella pneumoniae (16,7%). Staphylococcus aureus có độ nhạy cao nhất với vancomycin (100,0%), teicoplanin (100,0%), linezolid (94,1%). Pseudomonas aeruginosa có độ nhạy cao nhất với tobramycin (100,0%), imipenem (94,4%), meropenem (94,7%), amikacin (94,4%). Klebsiella pneumoniae có độ nhạy cao nhất với ertapenem (76,9%), meropenem (76,9%), imipenem (75,0%). Kết luận: Dựa vào tần suất và kháng sinh đồ của các chủng vi khuẩn hay gặp trong nhiễm trùng tai mũi họng để cân nhắc việc chỉ định kháng sinh theo kháng sinh đồ.
Từ khóa
Nhiễm trùng vùng tai mũi họng, vi khuẩn, kháng sinh đồ, đề kháng kháng sinh
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. A Apisarnthanarak và các cộng sự (2006), "Inappropriate antibiotic use in a tertiary care center in Thailand: an incidence study and review of experience in Thailand", Infect Control Hosp Epidemiol. , 27(4), 416-20, ;
E. A. Belongia và B. Schwartz (1998), "Strategies for promoting
3. A. D. Harris (2002), "Review: probiotics are effective in preventing antibiotic-associated diarrhea", ACP J Club. 137(3), 95.
4. V. C. Cheng và các cộng sự (2009), "Antimicrobial stewardship program directed at broad-spectrum intravenous antibiotics prescription in a tertiary hospital", Eur J Clin Microbiol Infect Dis,, 28(12), 1447-56.
5. Nguyễn Văn Phan (1996), "Vi khuẩn mủ tai và tác dụng của kháng sinh trong viêm tai giữa mạn tính gặp trong 3 năm (1963-1965) tại bệnh viện Bạch Mai", Tai mũi họng tập san số 2 (1996), số 13, 23-29.
6. Nguyễn Hữu Khôi và Nguyễn Duy Vĩ (1997), "Nhận xét về vi khuẩn học trong viêm tai giữa mạn tính - Đánh giá độ nhạy cảm (vi vitro) của một số kháng sinh", Chuyên đề tai mũi họng, tr. 84-93.
7. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2021), "Khảo sát vi trùng và kháng sinh đồ trên mẫu bệnh phẩm amidan của bẹnh nhân cắt amidan do viêm tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện Tai mũi họng thành phố Cần Thơ từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021", Luận văn thạc sĩ Y học, đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,
8. Nguyễn Kiều Việt Nhi (2019), "Khảo sát vi trùng trong viêm xoang có biến chứng tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2018 đến năm 2019", Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
9. Trương Thiên Phú (2021), "Mô hình vi khuẩn đa kháng bệnh viện Chợ Rẫy năm 2021", Hội nghị khoa học thường niên bệnh viện Chợ Rẫy 2022.