KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ SẸO HẸP THANH KHÍ QUẢN TẠI BV TAI MŨI HỌNG TP.HCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Hẹp thanh khí quản ở người trưởng thành có rất nhiều nguyên nhân.
Những nguyên nhân phổ biến nhất là do chấn thương, đặt ống nội khí quản kéo dài, hậu quả của mở khí quản, phẫu thuật, xạ trị, bỏng đường thở, lao,... Các phương pháp điều trị: bao gồm kiểm soát trào ngược và phẫu thuật để mở rộng đường thở cho bệnh nhân. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân sẹo hẹp thanh khí quản tại BV Tai Mũi Họng TPHCM từ 2018 - 2022. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Đối tượng: 33 bệnh nhân. Kết quả: Nguyên nhân do đặt nội khí quản là cao nhất: 42.4%. Tỷ lệ nam cao hơn nữ 72.73% so với 27.27%. Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 18 - 60 tuổi (51.51%). Sẹo hẹp khí quản đơn thuần là 57.6%. Tổn thương thực thể dạng xơ sẹo chiếm tỷ lệ nhiều nhất 81.9%, chủ yếu gặp ở bệnh nhân đặt nội khí quản. Mức độ sẹo hẹp chủ yếu là Cotton II (36.4%), Cotton III (27.2%). Chiều dài của tổn thương < 1 cm chiếm tỷ lệ 57.6%. Phương pháp cắt mô hạt viêm, cắt màng được chỉ định phẫu thuật nhiêu nhất (72.7%), tiếp đến là soi nong bằng bóng nong (42.4%), đặt ống T (21.2%), phẫu thuật ghép sụn (6.1 %), cắt nối khí quản tận tận 3 trường hợp (9.1%). Theo dõi sau 1 năm: 71.4 % bệnh nhân đặt ông T và 76.9 % bệnh nhân soi nong sẹo hẹp bằng bóng nong rút ống thành công. Có 2 trong 3 trường hợp cắt nội khí quản tận tận duy trì được hiệu quả điều trị. Không có bệnh nhân nào ghép sụn bị tái hẹp Kết luận: Có nhiều phương pháp chỉnh hình thanh khí quản nhưng chọn lựa tùy vào độ nặng của sẹo hẹp, bệnh nền kèm theo của bệnh nhân và khả năng chăm sóc sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hẹp đường thở, trào ngược dạ dày thanh quản, nội soi nong sẹo hẹp bằng bóng nong
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Thanh Sơn (2000), “Phẫu thuật cắt nối sụn nhẫn - khí quản và khí quản - khí quản trong điều trị SHHTM, khí quản”, Luận án tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phạm Khánh Hoà (2003), “Tình hình sẹo hẹp thanh khí quản, ứng dụng và đánh giá các phương pháp điều trị”, Đề tài NCKH cấp Bộ.
4. Quách Thị Cần (2001), “Tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá kết quả điều trị sẹo hẹp TKQ gặp tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường ĐHY Hà Nội.
5. Trần Phan Chung Thủy, Nguyễn Thanh Tùng (2013), “Phẫu thuật chỉnh hình sụn nhẫn trong điều trị sẹo hẹp thanh môn và hạ thanh môn”, Y học Tp. Hồ Chí Minh, 17(1), tr. 416 - 422.
6. Cotton R.T. (1984), “Pediatric laryngotracheal stenosis”, J. pediatric surg., 19: 699-704.
7. Cotton R.T. et al (1995), “Pediatric laryngotracheal reconstruction with cartilage grafts and endotracheal tube stenting: the single-stage approach”, The Laryngoscope, 105(8): 818-21.
8. Hood Laboratory (2016), “Mongtgomery T- tubes”.
Interventional Radiology.
9. Lusk R.P., Woolley A.L., Holinger L.D. (1997), ’’Laryngotracheal stenosis in pediatric laryngology and broncho esophagology”, pp. 165- 184.
10. Myer C.M., Cotton R.T. (2001), “Laryngotrache-oplasty for subglottic stenosis in Down syndrome children”, International journal of pediatric otorhinolaryngology, 57:11-16.
11. Wiatrak B. J et al. (1992), “Laryngotracheal reconstruction”, American academy of otolaryngology - Head and Neck surgery.