DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ BỎ QUÊN CHẨN ĐOÁN MUỘN Ở NGƯỜI LỚN TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Trần Phương Nam1,, Lê Quốc Anh1, Nguyễn Quốc Dũng1, Lê Chí Thông1, Phan Ngô Huy1
1 Khoa Tai Mũi Họng, BV Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dị vật đường thở là các vật mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế quản phần thùy. Đây là tình trạng bệnh lý khá phổ biến trên thực hành lâm sàng ở trẻ em, hiếm khi gặp ở người lớn và chẩn đoán có thể bị chậm trễ ở người cao tuổi. Dị vật đường thở có thể phát hiện ngay lập tức với hội chứng xâm nhập hoặc nhiều năm sau khi xuất hiện các biến chứng kéo dài. Qua đây, chúng tôi báo cáo một trường hợp dị vật đường thở bỏ quên được phát hiện muộn trên 15 năm do nhầm lẫn trong chẩn đoán, thiếu kiến thức y tế trong xử trí ban đầu và chủ quan từ phía người bệnh. Báo cáo ca bệnh: Bệnh nhân nam 75 tuổi vào viện vì ho kéo dài. Bệnh sử: cách đây khoảng 15 năm bệnh nhân nghi ngờ bị hóc hạt Sapôchê khi đang ăn. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện của hội chứng xâm nhập thoáng qua. Bệnh nhân không đi khám mà chỉ ở nhà theo dõi, từ đó về sau thỉnh thoảng vài tháng bệnh nhân có biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp dưới tái diễn. Bệnh nhân có đi khám ở các cơ sở y tế địa phương nhưng không phát hiện được dị vật đường thở.


Khoảng 1 tháng trước khi nhập viện bệnh nhân ho có ít máu nên được chụp CT scan phổi phát hiện dị vật. Chẩn đoán: Viêm phế quản mạn tính/ Theo dõi dị vật đường thở bỏ quên ở phế quản gốc bên trái. Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật nội soi phế quản ống cứng và ống mềm để lấy bỏ toàn bộ dị vật. Kết thúc phẫu thuật bệnh nhân hoàn toàn ổn định và không có các biến chứng đáng tiếc nào xảy ra. Kết luận: Dị vật đường thở là một bệnh lý cấp tỉnh gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Để chẩn đoán dị vật đường thở đòi hỏi phải được bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng thực hiện và việc khai thác được tiền sử tiếp xúc dị vật với hội chứng xâm nhập là điều hết sức quan trọng tránh được các trường hợp dị vật đường thở bỏ quên quá lâu gây ra các biến chứng mạn tính làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Việc phối hợp giữa hai phương pháp nội soi phế quản ống cứng và ống mềm đem lại hiệu quả tối ưu trong lấy dị vật đường thở, đảm bảo lấy được toàn bộ dị vật, kiểm soát được toàn bộ phẫu trường tăng tỷ lệ thành công lên mức cao nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Chương (2021), "Đặc điểm" dị vật đường thở ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương", Tạp chí nghiên cứu và thực hành Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, 5(3), tr. 25-31.
2. Nguyễn Tư Thế (2006), "Dị vật đường thở", Giáo trình Tai Mũi Họng, tr. 19- 24.
3. Abraham z. s., Bukanu, F., Kimario, o.M., & Kahinga, A. A. (2021), "Unusual longstanding intrabronchial foreign body masquerading as intractable bronchial asthma in an adult: Case report and literature review", International journal of surgery case reports, 86, pp. 106340.
4. Dhungana A., & Thapa, A. (2019), "Flexible Bronchoscopic Removal of a Forgotten Intrabronchial Foreign Body", Journal of Nepal Health Research Council, 16(41), pp. 470- 472.
5. Falase B., Sanusi, M., Majekodunmi, A., Ajose, I., & Oke, D. (2013), ’’Preliminary experience in the management of tracheobronchial foreign bodies in Lagos, Nigeria", The Pan African medical journal, 15, pp. 31.
6. Leyla Hasdiraz, Fahri Oguzkaya, Mehmet Bilgin et al. (2006), "Complications of bronchoscopy for foreign body removal: experience in 1,035 cases", Ann Saudi Med., 26(4), pp. 283-7.
7. Ma w., Hu, J., Yang, M., Yang; Y., & Xu, M. (2020), "Application of flexible fiberoptic bronchoscopy in the removal of adult airway foreign bodies", BMC surgery, 20(1), pp. 165.
8. Paul Flint Bruce Haughey, Valerie Lund, K. Robbins, J. Regan Thomas, Marci Lesperance, Howard w. Francis (2020), "Cummings Otolaryngology Head and Neck Surgery", Tracheobronchial Endoscopy, pp. 1035-1037.
9. Sehgal I. s., Dhooria, s., Ram, B.s Singh, N., Aggarwal, A. N., Gupta, D., Behera, D., & Agarwal, R. (). F. (2015), "Foreign Body Inhalation in the Adult Population: Experience of 25,998 Bronchoscopies and Systematic Review of the Literature”, Respiratory care, 60(10), pp. 1438- 1448.
10. Tariq S. M., George, J., & Srinivasan, s. (2005), "Inhaled foreign bodies in adolescents and adults", Monaldi archives for chest disease = Archivio Monaỉdỉ per le malattie del tor ace, 63(4), pp. 193-198.
11. Yetim (2012), "Foreign Body Aspiration in Children; Analysis of 42 Cases ", Journal of Pulmonary & Respiratory Medicine, 2(3).