SỰ LIÊN QUAN GIỮA THAY ĐỔI THÀNH PHẦN CƠ THỂ VÀ NGƯNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ THEO TƯ THẾ

Nguyễn Thanh Tùng1, , Huỳnh Nguyễn Xuân Thảo2, Hoàng Bá Dũng1, Wen-Te Liu3, Hsiao-Chi Chuang3
1 Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Bộ môn Tai Mũi Họng, Khoa Y, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
3 Khoa Trị liệu Hô hấp, Đại học Y khoa Đài Bắc, Đài Bắc, Đài Loan

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Các báo cáo trước đây cho thấy thành phần cơ thể có liên quan đến mức độ nặng của ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (NTTNKN). Tuy nhiên, sự liên quan giữa thay đổi thành phần cơ thể sau giấc ngủ đêm và mức độ nặng của NTTNKN theo tư thế vẫn chưa được nghiên cứu. Để điều tra sự liên quan giữa thay đổi thành phần cơ thể và NTTNKN theo tư thế, thành phần cơ thể trước và sau khi ngủ và các thông số về giấc ngủ của 1584 bệnh nhân mắc NTTNKN đã được thu thập. Chúng tôi thấy rằng chu vi vòng eo, chu vi vòng cổ, chỉ số ngáy, tỉnh giấc sau khi bắt đầu ngủ (WASO), chỉ số ngừng thở - giảm thở (AHI), AHI ở tư thế ngủ nằm ngửa và AHI ở tư thế ngủ không nằm ngửa ở các bệnh nhân NTTNKN theo tư thế thấp hơn ở các bệnh nhân NTTNKN không theo tư thế (p < 0,05). Sự gia tăng tổng lượng mỡ và tỉ lệ mỡ trong cơ thể và ở các chi có liên quan đến tăng tỉ số số chênh (odds ratio) của NTTNKN theo tư thế. Nghiên cứu của chúng tôi góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân của NTTNKN theo tư thế. Giảm tổng khối lượng mỡ và tỉ lệ mỡ trong cơ thể có thể làm giảm mức độ nặng của NTTNKN theo tư thế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Walter-Kroker A, Kroker A, Mattiucci- Guehlke M, Glaab T. A practical guide to bioelectrical impedance analysis using the example of chronic ob- structive pulmonary disease. Nutr J. 2011;10(1):35.
2. Ogretmenoglu o, Sủslủ AE, Yiicel OT, Onerci TM, Sahin A. Body fat composition: a predictive factor for obstructive sleep apnea. Laryngoscope. 2005;115(8): 1493-8.
3. Oksenberg A, Khamaysi I, Silverberg DS, Tarasiuk A. Association of body position with severity of apneic events in patients with severe nonpositional obstructive sleep apnea. Chest. 2000; 118(4): 1018-24.
4. Joosten SA, O’Driscoll DM, Berger PJ, Hamilton GS. Supine position related obstructive sleep apnea in adults: pathogenesis and treatment. Sleep Med Rev. 2014;18(1):7-17.
5. Berry RB, Budhiraja R, Gottlieb DJ, Gozal D, Iber c, Kapur VK, et al. Rules for scoring respiratory events in sleep: update of the 2007 AASM Manual for the Scoring of Sleep and Associated Events. Deliberations of the Sleep Apnea Definitions Task Force of the American Academy of Sleep Medicine.
Journal of clinical sleep medicine : JCSM : official publication of the American Academy of Sleep Medicine. 2012;8(5):597-619.
6. Tung NT, Lin S-Y, Dung HB, Thuy TPC, Kuan Y-C, Tsai C-Y, et al.
Associations of overnight changes in body composition with positional ob- structive sleep apnea. Sleep and Breathing. 2022.
7. Lyons-Reid J, Ward LC, Tint M-T, Kenealy T, Godfrey KM, Chan S-Y, et al. The influence of body position on bioelectrical impedance spectroscopy measurements in young children. Sci Rep. 2021;11(1): 10346.
8. Pahkala R, Seppá J, Ikonen A, Smirnov G, Tu-omilehto H. The impact of pharyngeal fat tissue on the pathogenesis of obstructive sleep apnea. Sleep and Breathing. 2014; 18(2): 275- 82.
9. Pierce R, white D, Malhotra A, Edwards JK, Kleverlaan D, Palmer L, et al. Upper airway col- lapsibility, dilator muscle activation and resistance in sleep apnoea. European Respiratory Journal. 2007; 30(2): 345-53.
10. Li Y, Lin N, Ye J, Chang Q, Han D, Sperry A. Upper airway fat tissue distribution in subjects with obstructive sleep apnea and its effect on retropalatal mechanical loads. Respir Care. 2012;57(7): 1098-105.