ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI SỬ DỤNG COBLATOR NẠO V.A TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp nạo V.A bằng Coblator kết hợp với nội soi qua đường mũi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu ngẫu nhiên, tiến cứu có can thiệp trên 57 bệnh nhân tuổi từ 18 tháng đến 15 tuổi được chỉ định nạo V.A bằng Coblator, thực hiện tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình. Kết quả: Lượng máu mất trong mổ: trung bình là 5,3 ± 2,2 ml, thời gian phẫu thuật trung bình là 15,9 ± 3,7 phút, tỷ lệ chảy máu sớm phải can thiệp: 0%; tỷ lệ chảy máu muộn phải can thiệp: 0%; thời gian ăn uống bình thường như trước phẫu thuật là 1,4 ± 0,5 ngày và thời gian trở lại sinh hoạt bình thường là 1,5 ± 0,9 ngày. Kết luận: Phẫu thuật nội soi sử dụng Coblator nạo VA là phương pháp an toàn, hiệu quả với thời gian ngắn, ít mất máu trong mổ, ít đau sau mổ, thời gian lành vết thương nhanh.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hữu Khôi (2009). Nạo VA bằng kỹ thuật Coblator kết hợp nội soi qua đường mũi.Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh số 13/2009, tr 284 - tr 289.
3. Nhan Trừng Sơn (2001). Nhân 61 ca nạo VA qua nội soi tại Bệnh viện Nhi Đồng I. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh 2001/4 tập 5, tr 101-103.
4. Trần Anh Tuấn (2010), Sử dụng coblation trong phẫu thuật cắt amidan và nạo VA, Luận án tiến sỹ, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Đỗ Đức Thọ (2010), Đánh giá kết quả phẫu thuật nạo VA nội soi tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Tỉnh Khánh Hòa, Hội nghị Tai Mũi Họng Khánh Hòa Mở Rộng năm 2010, tr. 20-25.
6. Phạm Đình Nguyên, Nhan Trừng Sơn, Đặng Hoàng Sơn (2009). Khảo sát một số trường hợp nạo VA trẻ em bằng Coblator tại khoa TMH Bệnh viện Nhi Đồng. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh số 13/2009, tr 190 193.
7. Võ Nguyễn Hoàng Khôi (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi của viêm Amidan vòm và đánh giá kết quả phẫu thuật nạo Amiđan vòm tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột năm 2010, Luận văn thạc sỹ y học.