ĐÁNH GIÁ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG GIỌNG TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN PHÁT ÂM CO THẮT THỂ KHÉP SAU ĐIỀU TRỊ BẰNG BOTULINUM TOXIN-A

Nguyễn Thành Tuấn1,2, , Nguyễn Trúc Dung3, Nguyễn Thị Ngọc Dung4, Trần Phan Chung Thủy1
1 Khoa Y - Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh
2 Khoa Phẫu thuật Đẩu Cổ BV Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh
3 Đại học Y dược TP.HCM
4 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn phát âm co thắt thể khép (Spasmodic Dysphonia) là bệnh lý loạn trương lực cơ khu trú ở thanh quản, gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát âm, giao tiếp, hòa nhập xã hội và chất lượng sống của người bệnh. Hiện nay, phương pháp tiêm botulinum toxin A vào cơ thanh quản được khuyến cáo ưu tiên trong điều trị rối loạn phát âm co thắt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả, tiến cứu trên 40 bệnh nhân rối loạn phát âm co thắt thể khép điều trị tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM bằng phương pháp tiêm botulinum toxin A vào giáp phễu 2 bên dưới hướng dẫn nội soi kết hợp điện cơ thanh quản trong khoảng thời gian từ tháng 01/2018 đến tháng 01/2022. Đánh giá chất lượng giọng dựa vào thang điểm chỉ số khuyết tật giọng nói VHI, phân tích âm, nội soi thanh quản và mức độ hài lòng của bệnh nhân sau điểu trị. Kết quả: 40 bệnh nhân thực hiện 96 lượt tiêm. Mức độ VHI trước tiêm có 72,9% trường hợp nặng; 27,1% trường trung bình, không có mức độ nhẹ (điểm VHI trung bình là 74,6 điểm). Sau tiêm 2 tháng, VHI cải thiện còn 31,4; mức độ nặng còn 8,3%, vừa có 16,7%; nhẹ có 75,0% (p <0,05). Phân tích âm cải thiện đáng kể: chỉ số Jitter, Shimmer, HNR lần lượt là 1,2%; 9,4% và 17,9. Tỷ lệ các tác dụng phụ: 17,7% giọng nói bị thoát hơi; 15,6% nuốt sặc; 9,4% khàn giọng; 4,2% nuốt vướng. Kết luận: Phương pháp tiêm botulinum toxin A vào cơ giáp phễu qua nội soi là một phương pháp điểu trị an toàn, đạt hiệu quả cao trong việc phục hồi chất lượng giọng nói của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Blitzer A. Spasmodic dysphonia and botulinum toxin: experience from the largest treatment series. European Journal of Neurology 2010; 17: 28-30.
2. Schweinfurth JM, Billante M, Courey MS. Risk factors and demographics in patients with spasmodic dysphonia. The Laryngoscope 2002; 112(2): 220-3.
3. Blitzer A, Brin MF, Fahn s, Lovelace RE. Localized injections of botulinum toxin for the treatment of focal laryngeal dystonia (spastic dysphonia). The Laryngoscope 1988; 98(2): 193-7.
4. Blitzer A, Brin MF, Stewart CF. Botulinum toxin management of spasmodic dysphonia (laryngeal dystonia): A 12-year experience in more than 900 patients. The Laryngoscope 2015; 125(8): 1751-7.
5. whurr R, Lorch M. Review of differential diagnosis and management of spasmodic dysphonia. Current opinion in otolaryngology & head and neck surgery 2016; 24(3): 203-7.
6. Murano E. Botulinum toxin injection for spasmodic dysphonia in Japan. Program and Abstracts of the 5A International Conference 1999: Basic and Therapeutic Aspect of Botulinum and Tetanus Toxins (Orlando, Florida, Nov 15-18, 1999); 1999; 1999.
7. Truong D, Bhidayasiri R. Botulinum toxin therapy of laryngeal muscle hyperactivity syndromes: comparing different botulinum toxin preparations. European Journal of Neurology 2006; 13: 36-41.
8. Huynh QT. Xây dựng VHI (voice handicap index) phiên bản tiếng Việt. Tạp Chí Y Học Tp Hồ Chí Minh 2008; 12(1): 5.
9. Morzaria s, Damrose EJ. A comparison of the VHI, VHI-10, and V-RQOL for measuring the effect of botox therapy in adductor spasmodic dys- phonia. Journal of Voice 2012; 26(3): 378-80.
10. Elmiyeh B, Prasad VM, Upile T, et al.
A single-centre retrospective review of unilateral and bilateral Dysport® injections in adductor spasmodic dysphonia. Logopedics Phoniatrics Vocology 2010; 35(1): 39-44.
11. Zwirner p, Murry T, Swenson M, Woodson GE. Acoustic changes in spasmodic dysphonia after bot- ulinum toxin injection. Journal of Voice 1991; 5(1): 78-84.
12. Creighton FX, Hapner E, Klein A, Rosen A, Jin- nah HA, Johns MM.
Diagnostic delays in spasmodic dysphonia: a call for clinician education. Journal of Voice 2015; 29(5): 592-4.
13. Esposito M, Dubbioso R, Apisa p, Allocca R, Santoro L, Cesari u.
Spasmodic Dysphonia Fol- low-Up With Videolaryngoscopy and Voice Spec- trography During Treatment With Botulinum Toxin. Neurological Sciences 2015; 36(9): pp. 1679-82.
14. Dejonckere p, Neumann K, Moerman M, Martens J-P, Giordano A, Manfredi C. Tridimensional assessment of adductor spasmodic dysphonia pre- and post-treatment with Botulinum toxin.
European archives of oto-rhino- laryngology 2012; 269(4): 1195-203. 15. Kim JW, Park JH, Park KN, Lee sw. Treatment efficacy of electromyography versus fibersco- py-guided botulinum toxin injection in adductor spasmodic dysphonia patients: a prospective com- parative study. The Scientific World Journal 2014; 2014.
16. Mehta RP, Goldman SN, OrloffLA. Long-term therapy for spasmodic dysphonia: acoustic and aerodynamic outcomes. Archives of Otolaryngology- Head &Neck Surgery 2001; 127(4): 393-9.
17. Rosow DE, Parikh p, Vivero RJ, Casiano RR, Lundy DS. Considerations for initial dosing of bot- ulinum toxin in treatment of adductor spasmodic dysphonia. Otolaryngology-Head and Neck Surgery 2013; 148(6): 1003-6.
18. Bielamowicz s, Ludlow CL. Effects of botuli- num toxin on pathophysiology in spasmodic dys- phonia. Annals of Otology, Rhinology & Laryngology 2000; 109(2): 194-203.