ĐIỀU TRỊ DÍNH MÉP TRƯỚC DÂY THANH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TÁCH DÍNH ĐẶT KEEL THANH QUẢN: BÁO CÁO MÔ TẢ LOẠT CA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Dính mép trước dây thanh là sự dính bất thường của phần trước dây thanh hai bên, có thể bẩm sinh hoặc mắc phải. Điều trị dính mép trước chủ yếu là phẫu thuật và có thể thực hiện qua nội soi hoặc mổ hở. Nghiên cứu này được thực hiên nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị dính mép trước dây thanh bằng phương pháp phẫu thuật tách dính kết hợp đặt keel thanh quản qua đường mổ hở. Đối tượng và phương pháp: Mô tả loạt ca những bệnh nhân được phẫu thuật tách dính mép trước và đặt keel thanh quản tại bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2022. Kết quả nghiên cứu: 6 bệnh nhân được chẩn đoán dính mép trước thanh quản, gồm 1 nam và 5 nữ, với tuổi trung bình là 48,83 tuổi. 5/6 người bệnh xuất hiện tình trạng dính mép trước sau nội soi vi phẫu thanh quản cắt hạt dây thanh, 1 trường hợp dính mép trước sau phẫu thuật cắt sùi loạn sản dây thanh 2 bên. Theo phân loại Cohen, 4 trường hợp dính mép trước độ II và 2 trường hợp dính mép trước độ III. Phẫu thuật tách dính kết hợp đặt keel diễn ra thuận lợi, không ghi nhận biến chứng chu phẫu như chảy máu, nhiễm trùng, tràn khí dưới da, đứt mối chỉ cố định keel. 216 bệnh nhân xuất hiện mô hạt tại vị trí đặt keel. Chỉ số khuyết tật giọng nói (Voice Handicap Index - VHI) được sử dụng để đánh giá kết quả sau mổ, với điểm số trung bình 24 (thấp nhất là 5 và cao nhất là 71 điểm) và cải thiện một cách có ý nghĩa so với trước phẫu thuật. Đa phần bệnh nhân tự đánh giá chất lượng giọng nói cải thiện đáng kể sau phẫu thuật. Chưa ghi nhận trường hợp dính tái phát sau rút keel. Kết luận: Phẫu thuật tách dính mép trước kết hợp đặt keel thanh quản là phương pháp khả thi, an toàn và hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dính mép trước, phẫu thuật tách dính, keel thanh quản
Tài liệu tham khảo
2. Sweed AH, Mobashir M, Mohamed AES, et al. Simple Endoscopic Application of Laryngeal Keel Stent Otolaryngol Head Neck Surg. 2022; 166(2): 399- 402.
3. Monnier p, Dikkers FG, Eckel H, et al. Preoperative assessment and classification of benign laryngotracheal stenosis: a consensus paper of the European Laryngological Society. Eur Arch Otorhi- nolaryngol. 2015; 272(10): 2885-96.
4. Cao Y, Sun G. Surgical Treatment Modalities for Iatrogenic Anterior Glottic Stenosis. Ann Otol Rhi- nol Laryngol. 2018;127(12): 946-952
5. Kuo IC, Rutter M. Surgical Management of Anterior Glottic Webs. Front Pediatr. 2020; 8: 555040.