ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH ỐNG TAI NGOÀI VỚI MẢNH GHÉP DA TỰ DO TRONG ĐIỀU TRỊ HẸP ỐNG TAI NGOÀI

Dương Thanh Hồng1, Dương Anh Vũ1,
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật chỉnh hình ống tai ngoài với mảnh ghép da tự do trong điều trị hẹp ống tai ngoài. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, thực hiện tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM từ tháng 3 năm 2020 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: Có 32 bệnh nhân (33 tai) được phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu. Thời gian theo dõi sau phẫu thuật trung bình 16,2 tháng. Tất cả lý do đến khám của bệnh nhân đều được giải quyết. Các triệu chứng lâm sàng được cải thiện rõ rệt sau phẫu thuật; tất cả bệnh nhân đều không còn triệu chứng ù tai (p < 0,0001), đau tai (p =0.0039), chảy tai (p = 0,0156) và liệt mặt (p-1); Chỉ còn 4 bệnh nhân còn nghe kém sau mổ nhưng đã cải thiện về mức độ so với trước phẫu thuật (p < 0,0001). Có 2 trường hợp (6,1%) hẹp ống tai ngoài tái phát. Thính lực sau phẫu thuật cải thiện rõ rệt với giá trị PTA cải thiện trung bình 32dB và khoảng khí - xương cải thiện trung bình 19,5dB (p < 0,0001). Không ghi nhận trường hợp nào có biến chứng sau phẫu thuật. Vùng da lấy làm mảnh ghép lành tốt, không bị sẹo lồi và vùng ống tai ngoài được ghép da cũng không có vị trí nào bị lộ xương trong tất cả các trường hợp. Kết luận: Hẹp ống tai ngoài có thể dễ chẩn đoán nhưng việc điều trị có thể gặp rất nhiều khó khăn vì nguy cơ tái phát. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính. Bên cạnh đó, một kế hoạch chăm sóc sau mổ cẩn thận và tỉ mỉ là rất cần thiết để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bajin M. D. Yilmaz T., Gunaydin R. o., et al. (2015), "Management of Acquired Atresia of the External Auditory Canal", / Int Adv Otol, 11 (2), 147-50.
2. Becker B. C., Tos M. (1998), "Postinflammato- ry acquired atresia of the external auditory canal: treatment and results of surgery over 27 years", Laryngoscope, 108 (6), 903-7.
3. Bonding P., Tos M. (1975), "Postinflammatory acquired atresia of the external auditory canal", Acta Otolaryngol, 79 (1-2), 115-23.
4. BrazaM. E., Fahrenkopf. M. P. (2020), "Split-Thick- ness Skin Grafts", StatPearls.
5. Droessaert V., Vanspauwen R., Offeciers E., et al (2017), "Surgical Treatment of Acquired Atresia of the External Auditory Ear Canal", Int Arch Otorhi- nolaryngol, 21 (4), 343-346.
6. Haidar Y. M., Walia S., Sahyouni R., et al. (2016), "Auricular Split- Thickness Skin Graft for Ear Canal Coverage", Otolaryngol Head Neck Surg, 155 (6), 1061-1064.
7. Luong A., Roland P. S. (2005), "Acquired external auditory canal stenosis: assessment and manage- ment", Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg, 13(5), 273-6.
8. Magliulo G. (2009), "Acquired atresia of the external auditory canal: recurrence and long-term results", Ann Otol Rhinol Laryngol, 118 (5), 345-9.
9. Paparella M. M. Kurkjian J. M. (1966), "Surgical treatment for chronic stenosing external otitis. (Including finding of unusual canal tumor)", Laryngoscope, 76 (2), 232-45.
10. Sanna Mario (2012), "External Auditory Canal", Middle ear and Mastoid Microsurgery, Thieme, 92- 121.
11. Schwarz D. Luers J. C., Huttenbrink K. B., et al (2018), "Acquired stenosis of the external auditory canal - long-term results and patient satisfaction", Acta Otolaryngol, 138 (9), 790-794.
12. Stultiens J. J. A., Huygen P. L. M., Oonk A. M. M., et al. (2019), "Hearing Results of Surgery for Acquired Atresia of the External Auditory Canal", Otol Neurotol, 40 (5S Suppl 1), S43-S50.