NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỂU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ứ DỊCH BẰNG KỸ THUẬT ĐẶT ỐNG THÔNG KHÍ QUA NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẨN THƠ NĂM 2019 - 2021

Châu Chiêu Hòa1, Lê Thiện Chí1, , Nguyễn Thái Phương Tuyền1
1 BV Tai Mũi Họng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm tai giữa ứ dịch là một bệnh lý thường gặp của tai giữa, diễn tiến mạn tính không hồi phục nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch bằng kỹ thuật đặt ống thông khí qua nội soi tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 02/2019 đến tháng 01/2021, 48 bệnh nhân viêm tai giữa ứ dịch được điều trị bằng kỹ thuật đặt ống thông khí qua nội soi, nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu, chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Nhóm tuổi chiếm 56,3%. Triệu chứng cơ năng thường gặp là ù tai chiếm 83,3%, nghe kém chiếm 43,8%.
Màng nhĩ co lõm chiếm 50,6%; màng nhĩ trong, có bóng khí chiếm 57,0%. Nhĩ lượng đồ type gặp nhiều nhất với tỷ lệ 83,5%. Thanh dịch thường gặp nhất với 73,4%. Sau đặt ống thông khí đa số có sự cải thiện về triệu chứng cơ năng và sức nghe. Tình trạng ống thông khí khô, thông, còn đúng vị trí gặp nhiều nhất với 72,0%. Kết quả tốt là 91,1%; kết quả trung bình là 6,3% và kết quả kém là 2,5%. Kết luận: Đặt ống thông khí qua nội soi đúng chỉ định sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh lý viêm tai giữa ứ dịch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ngô Thanh Bình (2017), Đặc điểm lâm sàng, thính lực và nhĩ lượng trong viêm tai giữa tiết dịch tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 454, số 1-tháng 5, tr. 174-177.
2. Ngô Thanh Bình (2017), Kết quả điều trị viêm tai giữa tiết dịch bằng phương pháp đặt ống thông khí hòm nhĩ tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 454, số 1- tháng 5, tr.283-286.
3. Huỳnh Thị Mỹ Hiển (2015), Khảo sát đặc điểm viêm tai giữa tiết dịch kèm quá phát V.A ở trẻ em, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, số 5, tr.l 14-117.
4. Phạm Hồng Nhung (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín, Tạp chí dược học Cần Thơ, số 7/2016, tr.82- 87.
5. Nguyễn Duy Quảng (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các hình thái nhĩ lượng đồ trong bệnh viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học y dược Huế, Huế.
6. Mai Ý Thơ (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, thính lực, nhĩ đồ và kết quả đặt ống thông khí trong viêm tai tiết dịch trẻ em, Tạp chí Tai Mủi Họng Việt Nam, số 58-13, tr.62-67.
7. Nguyễn Văn Tư (2014), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điểu trị viêm tai giữa ứ dịch bằng đặt ống thông khí qua màng nhĩ tại Bệnh viện Tai mũi họng Cần Thơ năm 2013-2014, Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học y dược Cần Thơ.
8. Dong Dong R. (2012), Assessment of middle ear effusion and audiological characteristics in young children with adenoid hypertrophy, Chin Med J, vol 125 (7), pp.1276-1281.
9. Erdolija M., Sotirovic J., Baletic M. (2012), Early postoperative complications in children with secretory otitis media after tympanostomy tube insertion in the Military Medical Academy during 2000-2009, Vojnosanit Pregl, 69 (5), pp.409-413.
10. Gray S., Lusk R.p. (1993), Tympanic mem- brane-tympanostomy tubes, Head and neck surgery otolaryngology, vol 4, pp.2971-2977.
11. Yousaf M. (2012), Medical versus surgical management of otitis media with effusion in children, Ayub Med Coll Abbottabad, vol 24 (1), 83-05.