QUY TRÌNH PHẪU THUẬT NỘI SOI TREO THANH QUẢN CẮT BÁN PHẦN SAU DÂY THANH MỘT BÊN BẰNG DAO SIÊU ÂM ĐIỀU TRỊ LIỆT KHÉP HAI DÂY THANH

Trần Việt Hồng1,, Trần Lê Thiên Phúc1, Nguyễn Hồng Hải1, Huỳnh Tấn Lộc1
1 Khoa Tai Mũi Họng- Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Liệt đồng thời hai dây thanh ở vị trí khép là do tổn thương hai dây thần kinh quặt ngược chi phối hoạt động đóng mở của hai dây thanh, làm hai dây thanh bất động ở vị trí khép, gây hẹp thanh môn khít hoàn toàn hay một phần. Khi bệnh nhân bị liệt khép đồng thời hai dây thanh biểu hiện khó thở thanh quản cấp hay mạn, ngủ ngáy, giảm chất lượng cuộc sống. Phẫu thuật nội soi cắt bán phần sau dây thanh một bên bằng dao điện đơn cực, lưỡng cực, laser CO2 đã được thế giới ứng dụng từ nhiều năm qua. Ở Việt Nam, khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã sử dụng dao siêu âm vào phẫu thuật này từ 2019 đến nay giúp cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đưa ra quy trình phẫu thuật nội soi qua hệ thống soi treo thanh quản cắt bán phần sau dây thanh một bên bằng dao siêu âm điều trị liệt khép dây thanh hai bên và đánh giá kết quả phương pháp phẫu thuật này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với 14 bệnh nhân liệt khép dây thanh hai bên. Một nghiên cứu tiến cứu mô tả có can thiệp thực hiện từ 2019 - 2022 tại BVND Gia Định. Kết quả và bàn luận:Từ 2019 đến 2022, với 14 bệnh nhân liệt khép dây thanh hai bên tham gia nghiên cứu, theo dõi sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Kết quả đánh giá theo các tiêu chuẩn chủ quan và khách quan: 100% bệnh nhân cải thiện đường thở, không trường hợp nào tái phát khó thở, sau phẫu thuật bệnh nhân khàn tiếng nhưng có cải thiện sau thời gian luyện âm. Kết luận: Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt bán phần sau dây thanh một bên bằng dao siêu âm điều trị liệt khép dây thanh hai bên cho kết quả cải thiện đường thở 100%, an toàn, thời gian nằm viện tương đối ngắn, vừa giúp giải quyết khó thở nhưng vẫn bảo tồn được chức năng nói và nuốt, bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Vũ Hải Bằng (2012), "Cắt 1/3 sau dây thanh bằng laser CO2 trong điều trị liệt khép thanh quản sau phẫu thuật bướu giáp", Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược TP. HCM
2. Võ Hiếu Bình (1994), "Kích thước thanh khí quản của người Việt Nam ở các lứa tuổi", Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. HCM.
3. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2011), "Liệt thanh quản", Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y học, Quyển 2, tr.349-358.
4. Trần Việt Hồng (2007), "Cắt 1/3 sau dây thanh (T) bằng dao điện đơn cực và lưỡng cực", Tạp chí y hoc TP.
HCM.
5. Nguyễn Thành Lợi (2001), "Cắt dây thanh sụn phễu trong điều trị liệt cơ mở thanh quản hai bên sau mổ bướu giáp", luận án chuyên khoa 2, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Văn Tần và Võ Văn Hùng (1996), "Biến chứng của phẫu thuật bướu giáp", Sinh hoạt khoa học kỹ thuật Bệnh viện Bình Dân, Tập 8, tr. 316- 327.
7. Nguyễn Văn Việt Thành (2010), "Phẫu thuật cắt tuyến giáp qua nội soi ngã nách – quầng vú bằng dao cắt siêu âm tại Bệnh viện Bình Dân", Y Hoc TP. Hồ Chí Minh, (14), tr. 174 – 178.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
8. Adriana H. and Luciana M (2007), "Cordotomy anh partial arytenoidectomy for the treatment of bilateral vocal cord paralysis in adduction", Arch Otolaryngol, vol 11 (3), p. 445-448.
9. Alexander T.H. and Michael M.J. (2012), "Endoscopic carbon dioxide laser cordotomy anh partial arytenoidectomy for the treatment of bilateral vocal ford paralysis", ORL H&N surg,, 23 (2), p. 124-127.
10. Benninger MS, Gillen JB and Altman JS (1998), "Changing etiology of vocal fold immobility", Laryngoscope, Vol. 108 (9), p. 1346-1350.
11. Bingenzahn W and Hoefler H (1996), "Minimally invasive laser surgery for the treatment of bilateral fold paralysis", Laryngoscope, vol.106, p. 791-793.
12. David J and Parker (2009), "Use of the harmonic scalpel in thyroidectomy", ANZ J Surg, Vol 79, p. 476-480.
13. Dennis DP and Kashima H (1989), "Carbon dioxide laser posterior cordectomy for treatment of bilateral vocal cord paralysis", Ann Otol Rhinol laryngol,, vol. 98 (12), p. 930-934.
14. Hoover WB (1932), "Bilateral abductor paralysis: operative treatment by submucous resection of the vocal cords", Arch Otolaryngol, vol.15, p. 339-355.
15. Laccourreye O, Paz Escovar MI, Gerhardt J and et al. (1999), "CO2 laers endoscopic posterior partial transverse cordotomy for bilateral paralysis of the vocal fold", Laryngoscope, vol.109 (3), p. 415-418.
16. Landa M, Luqui I, Gomez J and Martinez Z (2012), "posterior cordectomy. Our Experience", Otol Rhinol Laryngol Esp, vol.63 (1), p. 26- 30.
17. Woodman D (1946), "A modification of the extralaryngeal approach to arytenoidectomy for bilateral abductor paralysis", Arch Otolaryngol, vol. 43, p. 63-65.
18. Sagas J,Stavroulakis P (2001) "Management of bilateral vocal folf paralysis: experience at the University of Athens", Otolaryngol Head Neck Surg,124(1),p.61.