ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU CỦA BỆNH NHI SAU HIỆU CHỈNH ỐC TAI ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO NGƯỠNG ĐIỆN THẾ PHẢN XẠ CƠ BÀN ĐẠP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu của bệnh nhi sau hiệu chỉnh ốc tai điện tử sử dụng phương pháp đo ngưỡng điện thế phản xạ cơ bàn đạp.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 20 bệnh nhân sau cấy ốc tai điện tử tại khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhi Đồng 1. Kết quả: Thời điểm cấy ốc tai điện tử từ 1 - 3 tuổi chiếm đa số (75%). Tỷ lệ cấy ở nam (45%); nữ (55%). Đánh giá thính lực trước phẫu thuật ngưỡng nghe trung bình đạt 103,2 dB. Sau phẫu thuật đặc điểm thính lực qua trường tự do của nhóm hiệu chỉnh bằng đo trở kháng và đo đáp ứng thần kinh thính giác cho thấy sau khoảng 9 tháng, kết quả ngưỡng nghe trung bình chỉ đạt 65,9 dB; Sau đó, kết hợp hiệu chỉnh với ngưỡng điện thế phản xạ cơ bàn đạp, ngưỡng nghe trung bình sau 4 tháng, 8 tháng, 12 tháng lần lượt là 37,6 dB; 29,3 dB; 26,1 dB. Ở nhóm còn lại, nhóm hiệu chỉnh với đo ngưỡng điện thế phản xạ cơ bàn đạp, đo trở kháng và đo đáp ứng thần kinh ngay từ lúc bật máy, ngưỡng nghe sau 4 tháng đạt 32,6 dB. Kết luận: Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng việc ứng dụng ngưỡng điện thế phản xạ cơ bàn đạp trong hiệu chỉnh thiết bị cấy ốc tai điện tử tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 mang lại nhiều lợi ích đáng kể.
Từ khóa
Hiệu chỉnh sau cấy ốc tai điện tử, ngưỡng điện thế phản xạ cơ bàn đạp
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Umat C. Cochlear Implant Research Updates. BoD – Books on Demand; 2012.
3. What Are Cochlear Implants for Hearing? | NIDCD. https://www.nidcd.nih.gov/health/cochlear-implants#a
4. Pazen D, Anagiotos A, Nanning M, Gostian AO, Ortmann M, Beutner D. The Impact of a Cochlear Implant Electrode Array on the Middle Ear Transfer Function. Ear Hear. 2017;38(4):e241-e255. doi:10.1097/AUD.0000000000000407
5. Agarwal, S.K, Singh, S., Ghuman, S.S., et al (2014). Radiological assessment of the Indian children with congenital sensorineural hearing loss. International Journal of Otolaryngology. 2014
6. Mehra, S., Eavey, R.D., and Keamy Jr, D.G. (2009), The epidemiology of hearing impaiment in the United States: newboms, children and adolesoents. Otolaryngology - Head and Neck Surgery. 140 (4): p. 461 - 472.
7. Niparko, Lippincott, Williams and. Wilkins. Assessment of cochlear implant candidacy. Cochlear Implants Principles and Practices. 2005: 173 - 177.
8. Thomas Roland. Cochlear Implantation in the Very Young Child: Long - Tern Safetty and Efficacy. Laryngoscope. 2009 : 119, 2205 - 2210.
9. Zwollan (2004), Pediatric cochlear implant patient performance as a function of age at implantation. Otol Neurotol; 25(2):112-20.
10. Miyamoto (2005), Cochlear implantation in deaf infants. Laryngoscope. 115, 1376 - 1380.
11. Geers A. E., Nicholas J. G. Moog J. S. (2007), " Estimating the influence of cochlear implantation on language development in children ". Audiological Medicine. 5 (4), 262 - 273.
12. Manuel Manrique (2004), Advantages of Cochlear implantation in prelinggual deaf children before 2 years of age when copared with later implantation. The Laryngoscope. 114, 8, 1462 - 1469.
13. Alonso (2014), Audiometric evaluation short and medium term, in cochlear implants. Rev Invest Clin. ;66(5):415-21.
14. Cao Minh Thành (2013). Bước Đầu Đánh Giá Kết Quả Cấy Ốc Tai Điện Tử. Kỷ yếu hội nghị Tai mũi họng toàn quốc lần thứ XVI, 415-420.
15. Phạm Tiến Dũng, Cao Minh Thành (2014). Bước Đầu Đánh Giá Khả Năng Nghe Nói Của Trẻ Em Sau Cấy ốc tai điện tử. Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hả Nội, Hà Nội.
16. Nguyễn Xuân Nam. Nghiên Cứu Thăm Dò Chức Năng Nghe, Chẩn Đoán Hình Ảnh và Đánh Giá Kết Quả Thính Lực Của Trẻ Cấy ốc tai điện tử. Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội, 2017.