NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỆN CƠ Ở BỆNH NHÂN LIỆT MẶT BELL TẠI BỆNH VIỆN CHÂM CỨU TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Bích Ngọc1, , Nguyễn Thị Tố Uyên2
1 Bệnh viện Châm cứu Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bên cạnh đánh giá mức độ liệt mặt theo thang điểm House – Brackmann thì điện cơ được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tổn thương trong liệt dây thần kinh mặt ngoại biên cấp tính góp phần đánh giá khả năng phục hồi. Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân liệt mặt Bell; 2. Mô tả kết quả điện cơ và đối chiếu với phân độ House – Brackmann. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh được chẩn đoán liệt mặt Bell đến khám, điều trị và được đo điện cơ tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 8 năm 2024. Kết quả: Trong số 35 bệnh nhân liệt mặt Bell được đánh giá theo thang điểm House-Brackmann nhận thấy lúc vào viện bệnh nhân chủ yếu độ IV với 54,3%, tiếp theo là độ III (25,7%) và độ V (20,0%). Sau điều trị 2 tuần người bệnh chủ yếu phân loại độ II với 42,9%, độ I (34,3%), độ III (22,8%). Sau điều trị 6 tuần chủ yếu là phân độ I (77,1%), độ II (22,9%). Có sự cải thiện theo phân độ lúc vào viện và sau điều trị. Dấu hiệu bất thường trên điện cơ thường gặp hình ảnh giảm kết tập và hình ảnh giao thoa không hoàn toàn. Kết quả điện cơ sau điều trị có sự cải thiện: hình ảnh kết tập bình thường tăng 34,2%, hình ảnh giao thoa hoàn toàn tăng 34,2%. Sự khác biệt giữa phân độ House-Brackmann và hình ảnh điện cơ ở 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Đánh giá mức độ liệt theo thang điểm House-Brackmann lúc vào viện và sau điều trị (2 tuần, 6 tuần) thấy sự cải thiện, lúc vào viện chủ yếu là độ IV tiếp đến là độ III và độ V và sau điều trị chủ yếu là độ I, độ II. Nhóm bệnh nhân nghiên cứu được làm điện cơ sau 2 lần  cho thấy có sự cải thiện triệu chứng lâm sàng tương đồng với điện cơ.


Từ khoá: Đặc điểm lâm sàng, liệt mặt Bell, điện cơ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

 A
1.    Baugh RF, Basura GJ, Ishii LE, et al. Clinical practice guideline: Bell's palsy. Otolaryngol Head Neck Surg. Nov 2013;149(3 Suppl):S1-27.

2.    Choi Y, Lee S, Yang C, Ahn E. The Impact of Early Acupuncture on Bell's Palsy Recurrence: Real-World Evidence from Korea. Healthcare (Basel). Dec 11 2023;11(24)

3.    Petrides GA, Hayler R, Lee JW, Jankelowitz S, Low TH. Electromyography in the prognostication of recovery in patients with a cute peripheral facial nerve palsy: A systematic review. Clinical Otolaryngology. 2023/4/28/ 48(4):563-575.

4.    Nguyễn Văn Tuận, Nguyễn Thanh Sơn. Vai trò của điện sinh lý thần kinh trong tiên lượng phục hồi chức năng vận động liệt dây thần kinh vii ngoại biên vô căn giai đoạn cấp. VMJ. 2024/3/15/ 536(1B).

5.    Ziaiee M, Sadeghi H, Karimi MT. Evaluation of Mandibular Movements in Patients with Bell's Palsy Using Kinematic Variables. Med J Islam Repub Iran. 2023;37:19.

6.    Vu Yến Nhi, Luong Thanh Điền. Study on clinical characteristics and evaluating treatment results of bell’s palsy patients at Can Tho Central General Hospital and Can Tho University of Medicine and Pharmacy Hospital in 2020 – 2022. ctump. 2022/9/12/ (47):58-65.

7.    Abdelal IT, Eliwa EA, Ebaid AM, Abdelfattah MM. Usefulness of electrophysiology in the prediction of outcome of Bell’s palsy patients. Egyptian Rheumatology and Rehabilitation. 2020/10/15 2020;47(1):24.

8.    Urban E, Volk GF, Geißler K, et al. Prognostic factors for the outcome of Bells' palsy: A cohort register‐ based study. Clinical Otolaryngology. 2020/5/27/ 45(5):754-761.